Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.ý nghĩa

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Rút ra ý nghĩa

􀀣Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

+ Cơ sở hạ tầng là toàn bộ quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Bao gồm:quan hệ sản xuất thống trị, các quan hệ khác với tư cách là mầm mống của phương thức sản xuất mới hoặc là tàn dư của phương thức sản xuất cũ.

+ Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, …cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội…được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.

􀀣Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

+ Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầngCơ sở hạ tầng và kt3 là hai mặt của đời sống xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, trong đó csht đóng vai trò quyết định đối với kt3 thể hiện ở chỗ:

􀀹 Mỗi csht sẽ hình thành nên một kt3 tương ứng với nó. Tính chất của kt3 là do tính chất của csht quyết định.

􀀹 Csht thay đổi thì sớm hay muộn kt3 cũng thay đổi theo. Sự thay đổi đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kt – xh này sang hình thái kt – xh khác, mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái kt – xh.

􀀹 Sự thay đổi csht dẫn đến sự thay đổi kt3 diễn ra rất phức tạp. Trong đó, có những yếu tố của kt3 thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi csht như chính trị, pháp luật… Bên cạnh đó cũng có những yếu tố thay đổi chậm như tôn giáo, nghệ thuật…hoặc có những yếu tố vẫn được kế thừa. Trong xh có giai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua đấu tranh giai cấp, cách mạng xh.

+ Tác động trở lại của kt3 đối với csht

Tuy csht quyết định kt3, kt3 phù hợp với csht, nhưng đó không phải là sự phù hợp một cách đơn giản, máy móc mà tất cả các yếu tố cấu thành kt3 đều có tác động đến csht. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách tác động khác nhau, trong đó nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, có tác động lớn nhất và trực tiếp nhất đối với csht.

Vai trò tác động của kt3 đối với csht thể hiện ở chức năng chính trị - xã hội của kt3 đó là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kt3 cũ.

Trong mỗi hình thái kt - xã hội, kt3 cũng có biến đổi nhất định. Sự biến đổi đo càng phù hợp với csht thì sự tác động của nó đối với csht càng hiệu quả. Ngược lại nó sẽ cản trở sự phát triển của csht.

􀀣 Ý nghĩa

􀀹 Nghiên cứu mối qh giữa csht và kt3 cho ta thấy phải đề phòng 2 khuynh hướng sai lầm sau:

+ Tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố kinh tế, coi nhẹ vai trò của yếu tố tư tưởng, chính trị, pháp lí

+ Tuyệt đối hóa vai trò của yếu tố chính trị, tư tưởng, pháp lí biến các yếu tố đó thành tính thứ nhất so với kt

􀀹 Nghiên cứu mối qh giữa csht và kt3 cho ta một cái nhìn đúng đắn, đề ra chiến lược phát triển hài hòa giữa kinh tế và chính trị, đổi mới kt phải đi đôi với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kt làm trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị

􀀹 Nắm được mqh giữa csht và kt3 giúp cho sự hình thành csht và kt3 xhcn diễn ra đúng theo quy luật mà CNDV lịch sử đã khái quát.

b) Nội dung của quan hệ sản xuất

􀀣 Khái niệm quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sx xã hội). Quan hệ sản xuất gồm 3 mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong các tổ chức và quản lí sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra.

􀀣 Các quan hệ

+ Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất tức là quan hệ giữa người với tư liệu sản xuất. Đây là quan hệ cơ bản, đặc trưng cho các quan hệ sản xuất trong từng xã hội. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định quan hệ về tổ chức quản lí sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm cũng như các quan hệ xã hội khác.

Chẳng hạn: Trong xã hội phong kiến, giai cấp địa chủ nắm giữ tư liệu sản xuất chính vì vậy mà họ nắm toàn bộ các quyền về quản lí, phân phối sản phẩm. Họ không phải lao động những lại được hưởng thành quả. Trong khi người nông dân vì không có ruộng đất, công cụ lao động nên phải làm thuê, lao động vất vả nhưng thành quả lao động lại được hưởng rất ít.

Có hai loại hình sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công cộng.

+ Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất tức là quan hệ giưã người với người trong sản xuất và trong trao đổi vật chất của cải. Quan hệ này trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất, đến việc tổ chức, điều khiển quá trình sản xuất. Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất.

+ Quan hệ phân phối sản phẩm : tức là quan hệ chặt chẽ với nhau cùng mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu qủa tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng được tăng trưởng. Nó kích thích trực tiếp đến lợi ích của con người, tác động đến thái độ của cong người trong lao động sx, do đó nó thúc đẩy hoặc kìm hãm sx phát triển.

c) Nhân tố hàng đầu trong llsx là người lao động vì họ không chỉ tạo ra công cụ lao động mà còn trực tiếp sử dụng công cụ lao động đó để sx. Đầu tư cho llsx chính là đầu tư cho người lao động(về trình độ, chuyên môn, khoa học kĩ thuật)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top