Câu 3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1.khái niệm
Lênin đã định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại trong lệ thuộc vào cảm giác”
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con người; là hình ảnh chủ thể của thế giới khách quan.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Triết học Mac-Lenin khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất quyết định ý thức, ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
*Vai trò của vật chất đối với ý thức:
Trong mối quan hệ với ý thức, vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh đối với vật chất
-Vật chất là tiền đề, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức
-Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó
-Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo
-Vật chất là điều kiện để biến ý thức thành hiện thực.
*Vai trò của ý thức với vật chất:
TRong mối quan hệ với vật chất ý thức có thể tác động lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ có ý thức con người nhận thức được quy luật vận đông, phát triển của thế giới khách quan.
-Ý thức tác động lại vật chất theo 2 chiều hướng:
+Tích cực: ý thức có thể trở thành động lực cho sự phát triển của vật chất.
+Tiêu cực: ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vân động và phát triển của vật chất khi ý thức phản ánh sai, phản ánh xuyên tạc các quy luật vận động khách quan của vật chất.
3.Ý nghĩa phương pháp luận.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy con người phải tôn trọng tính khách quan, đồng thời phát huy tính năng động, chủ quan của mình. Nếu không tôn trọng tính khách quan sẽ dễ dẫn đến bệnh chủ quan.
- Ý có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan. Ngược lại, ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan. Nếu quá coi trọng tính khách quan sẽ dễ dẫn đến bệnh bi quan.
=> Vì vậy, phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức đồng thời khắc phụ bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực, thụ động. ỷ lại hoặc bênh chủ quan duy ý chí.
- Đảng ta đã chỉ rõ: Mọi đường lối chủ chương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan
* Đối với hoạt động thực tiễn của bản thân:
- Phát huy năng động, sáng tạo của ý thức trong quá trình học tập và công tác
- Chống bệnh chủ quan duy ý chí, có thái độ tích cực trong học tập và công tác.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top