Câu 3. Lý giải nguyên nhân

Câu 3. Lý giải nguyên nhân, con đường xâm nhập của đạo Phật và thiên chúa giáo vòa Việt nam.

          Thứ nhất: Nếu Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng con đường hòa bình và thuận lợi trong việc truyền giáo thì Thiên chúa giáo lại được truyền theo gót chân của kẻ xâm lược phương Tây và vấp phải nhiều sự phản kháng từ triều đình và người dân.

Phật giáo truyền giáo vào Việt Nam từ rất sớn ở khoảng cuối thế kỷ thứ I, đầu thế kỷ thứ II, bằng con đường hòa bình thông qua đường thủy từ Ấn Độ, Trung Á qua công việc buôn bán và đường bộ từ trung quốc qua việc giao lưu văn hóa, không có đàn áp và được người dân bản địa tiếp nhận một cách nhanh chóng. Trong khi đó, Thiên Chúa được truyền vào Việt Nam trong khoảng thời gian khá muộn. Từ năm 1533 Thiên Chúa Giáo được các giáo sĩ  Bồ Đầu Nha và Tây Ban Nha theo các thuyền buôn vào nước ta. Sự thâm nhập của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam đi liền với sự xâm lược của thực dân phương Tây và thực dân Pháp. Một sự thật đã được che dấu, xuyên tạc là mâu thuân cơ bản của dân tộc bị nô lệ dưới ách thực dân lại thay thế bằng mâu thuẫn giả tạo là mâu thuẫn giãu đạo và đời, giữa lương và giáo, giữa cộng sản và công giáo, giữa tôn giáo và vô thần. chỉ có những đột biến, những nhảy vọt lịch sử như thắng lợi màu xuân năm 1975 mới có thể chấm dứt cơ bản những sự đối địch, những vấn nạn bi thảm đó.

Thứ 2. Người Việt nam lấy sự thờ cúng tổ tiên làm trọng, nhưng Thiên chúa giáo lại cấm giáo dân thực hiện việc thờ cúng tổ tiên, tất xảy ra sự chống đối mà lại còn chống đói quyết liệt. Trong khi đó Phật giáo, một tôn giáo có giáo lý từ bi bác ái hướng con người đến cuộc sống bình yên,  rất  phù  hợp  với  yếu  tố  “uống  nước  nhớ  nguồn”  của  nhân  dân.

Người Việt Nam thường thắp hương cầu nguyện ông bà tổ tiên phù hộ cho cuộc sống của họ được bình yên vô sự. Như vậy, Phật giáo chẳng phải rất phù hợp với tín ngưỡng cổ truyền đó sao!

Khi làm lễ táng cho người đã khuất, những người sống đã ra các chùa mời các vị sư về cầu cho linh hồn người chết nhanh chóng được giải thoát. Cầu cho linh hồn trên đường về “suối vàng” được thuận lợi.

Trong việc thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt thì trên bàn thờ ngoài bát hương dành cho ông bà tổ tiên, thông thường còn có một bát hương cho Phật và thông thường cũng là Phật bà Quan âm.

Trong tất cả các buổi cúng lễ tuần, năm… người Việt Nam trong cầu nguyện hay đọc rằng “Nam mô A-di-đà Phật”.

Câu nói ấy hẳn là một bằng chứng xác thực chứng minh rằng sự chuyển biến lẫn nhau giữa đạo thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam và Phật giáo. Người Việt Nam thờ Phật hoặc có những hoạt động nghi lễ thờ Phật  nhưng họ  không hẳn là những người theo Phật giáo.

Họ chỉ là nhưng người dân bình thường nhưng có lòng hướng Phật, hướng theo cái đạo lý từ bi của Phật giáo.

Ngược lại, Phật giáo là một tôn giáo nên có giáo lý riêng của mình nhưng khi vào Việt Nam, nó phải mở  rộng giáo  lý  của mình để đón nhận  các  yếu  tố bản địa của người Việt.

Điều đó nói lên sự hoà đồng các yếu tố bản địa và các yếu tố ngoại lai. Trong chùa ngoài  thờ cúng Phật còn có thờ cúng những anh hùng có công với đất nước. Tại nhà  thì người Việt Nam ngoài  thờ cúng tổ tiên còn có thờ cúng Phật.

Phật giáo có ngày lễ Vu lan gần gũi nhất với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Ý nghĩa:

         Ngày lễ Vu Lan là dịp “nhắc nhở” các thế hệ con cháu chúng ta nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của các anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận được những ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hoá Phật giáo đó là “Từ, bi, hỷ, xả”, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”...

         Không riêng gì với phật tử, lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu. Báo hiếu ở đây là báo hiếu đối với cha mẹ, không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác, bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp báo luân hồi. Và cũng chính vì nhìn nhận dưới góc độ đó mà hết thảy mọi chúng sinh trong xã hội đều có mối quan hệ với nhau. Ðiều này dẫn đến việc chúng ta phải mở rộng phạm vi báo hiếu ra tất cả chúng sinh. “Phổ độ chúng sinh”, “cứu nhân, độ thế”, “xá tội vong nhân” nhờ vậy mà được hình thành.  

  Phát huy truyền thống nhập thế của Phật giáo Việt Nam, chúng ta nguyện tu tập theo gương hiếu đễ của người xưa để góp phần xây dựng một xã hội tốt lành, thực hiện “tốt đời, đẹp đạo”

Trái lại, vì có nhiệm vụ bảo vệ đức tin Công Giáo được tinh tuyền, Giáo Hội không thể chấp nhận cho người giáo hữu có những hành vi cử chỉ, hoặc tự nó, hoặc do hoàn cảnh có tính cách tôn giáo trái với giáo lý mình dạy.

Vì thế, các việc làm có tính cách tôn giáo không phù hợp với giáo lý Công Giáo (như bất cứ lễ nghi nào biểu lộ lòng phục tùng và sự lệ thuộc của mình đối với một thụ tạo nào như là đối với Thiên Chúa), hay những việc dị đoan rõ rệt (như đốt vàng mã), hoặc cử hành ở những nơi dành riêng cho việc tế tự... thì giáo hữu không được thi hành và tham dự

          Thứ 3. Theo chủ chương của công giáo: giáo hội phải là đồng nhất ở khắp nơi, đâu đâu cũng dùng tiếng Latinh, hành giáo sĩ ăn mặc như nhau, không chỉ trong cử hành phụng vụ, mà ngay cả trong đời sống hàng ngày thì rõ ràng người Việt Nam khó lòng chấp nhận.Trong sinh hoạt ứng phó với môi trường tự nhiên, người việt nam hình thành nên trong mình tính linh hoạt và tổng hợp, vì tính cách này nên việc buộc người theo công giáo phải theo đạo là rất khó. Trong khí đó, đạo phật không bắt buộc phật tử phải tuân thủ một cách quá khắt khe về cách ăn mặc, đi lại và ngôn ngữ. chỉ cần là người muốn hướng thiện, muốn thoát khỏi bể khổ và muốn được lên cõi niết bàn thì ai cũng có thể theo đạo phật được. ấy vậy nên trong lịch sử việt nam trong thời kỳ Lý-trần phật giáo đã phát triển nở rộ và có nhiều ảnh hưởng lớn để chế độ chính trị, xã hội ngày đó.

Thứ 4. Thiên Chúa giáo khẳng định  "Ta là sự sống, ta là ánh sáng, ta là con đường ... Ai không theo ta thì tan tác. Kẻ nào không muốn ta ngự trị trên chúng thì đem đến trước mặt ta mà giết ngay." Tính phân minh trong nhìn nhận sự việc thiện hay ác mang tính rõ dàng thậm trí là đàn áp. Chúa chỉ một, dù có tu đến đau thì chỉ có mình Chúa là đấng tối cao trước muôn loài, có quyền định đọat, phân xử thiện và ác. Trong khi đó Đạo Phật là khuyến khích con người theo đạo một cách tự nguyện và Phật nói: "Ta là Phật đã thành, các trò là Phật sẽ thành ... Muôn vật đều có tính Phật".

Dù có nhiều điểm khác biệt trong quá trình du nhập và các giáo lý, điều lệ của 2 đạo là khách nhau, song Người Việt Nam vốn có một thái độ bao dung cởi mở về văn hóa và tín ngưỡng, ít có những thành kiến tôn giáo, sẵn sàng chọn lọc trong những nền văn hóa bên ngoài để làm phong phú nền văn hóa. Người Việt nam cũng có thể chấp nhận những tín ngưỡng khác nhau từ bên ngoài và dung hòa chúng với tín ngưỡng cổ truyền.

Trước khi và cùng thời với 2 tôn giáo này thì cũng đã có những tôn giáo khác tồn tại và phát triển, vậy thì tại sao Thiên chúa giáo và Phật giáo lại phát triển mạnh mẽ và lâu dài đến vậy. Câu trả lời quan trọng là do những người khai sinh ra những tôn giáo này đã nắm được những nhu cầu căn bản của số đông quần chúng và đủ sự sáng suốt để vạch ra những lý thuyết:

- thứ nhất: phù hợp với nhu cầu về tinh thần

- thứ 2: phù hợp với văn hoá cuộc sống.

của số đông quần chúng. 2 điều kiện nội tại trên chính là những điều kiện căn bản để giúp những tôn giáo đó tồn tại lâu dài. Nhưng những điều kiện đó cũng chưa đủ đê tạo ra sự phát triển mạnh mẽ. Để phát triển thành những tôn giáo lớn như hiện nay điều kiện quan trọng nhất đó là:

- thứ nhất: cơ chế tổ chức tốt

- thứ 2: biết đáp ứng được yêu cầu của thời đại.

Một tôn giáo sẽ tồn tại lâu dài khi đáp ứng được 2 điều kiện nội tại đã nêu ở trên trong chính nó nhưng nếu không đáp ứng được hai điều kiện sau thì cũng không thể phát triển mạnh được mà sẽ chỉ khoanh vùng trong một phạm vi nhỏ hẹp. Phật giáo và Thiên chúa giáo có đủ 4 điều kiện nêu trên nên 2 tôn giáo này phát triển rộng rãi và lâu dài. Đó là những điểm căn bản giống nhau của Thiên chúa giáo và Phật giáo.

Theo Phật hay Chúa, con người đều mong tìm thấy hạnh phúc.  Nhưng mỗi vị dẫn theo một đường.  Có thể tìm thấy nhiều điểm giống nhau.  Nhưng cũng có những dị biệt.  Tùy niềm tin và ý chí, con người có thể có những lựa chọn riêng cho mình.  Mỗi một lựa chọn đều hàm ẩn và dẫn tới một hướng giải thoát cho cuộc đời hạnh phúc.  Phải vượt lên trên những thử thách và đau khổ hôm nay, mới có thể thấy dung nhan Hạnh Phúc đang ẩn dấu giữa những thách đố bất tận đó

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: