Câu 3. Để mô hình hóa các nội dung bản đồ
Câu 3. Để mô hình hóa các nội dung bản đồ người ta thường dùng các mô hình toán học gì ?
Trả lời:
ØMô hình toán sơ cấp: (đơn giản)
· Các đối tượng thực tế khi đưa lên bản đồ thì cần phải mô hình hóa chúng. Trong quá trình này, cần phải trừu tượng hóa, định vị chúng. Vì thế cần phải trải qua nhiều mô hình toán học khác nhau.
· Các quá trình mô hình hóa bản đồ bằng nhiều phương pháp toán học, nhiều công thức toán học thì có nhiều cách:
üTheo truyền thống: từ thời xưa, con người đã biết dùng các công thức toán học để mô hình hóa.
üTheo công nghệ mới (công nghệ số): có sự hỗ trợ của máy tính, thiết bị và các phần mềm chuyên dụng.
· Quá trình mô hình hóa các đối tượng nội dung bản đồ bao giờ cũng gồm hai nội dung:
üMô hình hóa thể hiện định vị không gian.
üMô hình hóa thể hiện đặc trưng về chất lượng và số lượng của nội dung bản đồ.
Đây chính là quá trình mã hóa các đối tượng nội dung bản đồ.
· Mô hình toán thể hiện mối quan hệ của các đối tượng.
Tuy nhiên quá trình mô hình hóa các đối tượng nội dung bản đồ bằng các mô hình toán học, các công thức toán học không phải bao giờ cũng đúng, cũng chính xác. Do đó mô hình bản đồ và các mô hình toán học ứng dụng để thành lập bản đồ trong nhiều trường hợp có thể không phải là giống nhau. Vì thế mô hình bản đồ được coi là kết quả của quá trình mô hình hóa các đối tượng nội dung bản đồ bằng các phương pháp toán học. Nhưng nó cũng là công cụ để kiểm tra đánh giá kết quả của quá trình mô hình hóa nội dung bản đồ bằng các mô hình toán học, các công thức toán học.
ØMô hình toán học phức hợp:
Để thành lập bản đồ thì không phải chỉ là thành lập các mô hình toán học cho các đối tượng nội dung bản đồ (các mô hình toán học sơ cấp) mà đó là sự kết hợp, tích hợp của nhiều mô hình để tạo mô hình phức tạp trong quá trình thành lập bản đồ mô hình hóa bản đồ.
Quá trình tích hợp các mô hình toán để thành lập bản đồ có thể xảy ra dưới nhiều dạng khác nhau:
· Dạng đơn giản: từ mô hình bản đồ đã có, hình dung ra ý tưởng tạo ra mô hình toán mới, rồi dựa vào mô hình toán đó tạo ra mô hình bản đồ mới.
· Mô hình toán tích hợp: từ mô hình bản đồ đơn giản đã có, hình dung ra các ý tưởng và tạo ra các mô hình toán mới, rồi sau đó tích hợp các mô hình toán này để thành lập mô hình bản đồ mới.
· Mô hình tích hợp nhiều nguồn tư liệu: (phục vụ thành lập các bản đồ chuyên đề).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top