cau 3 chinh tri cuoi khoa

Câu 3 : Trình bày nguồn gốc, bản chất, đặc trưng của nhà nước. Nêu chức năng, vai trò kinh tế của nhà nước . Các kiểu, hình thức nhà nước. Nêu đặc trưng của kiểu nhà nước chuyên chính vô sản.

    1. Nguồn gốc Nhà nước:

    - Nhà nước là một phạm trù lịch sử , chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội và cũng sẽ mất đi với các cơ sở tồn tại của nó.

    - Nhà nước ra đời từ các nguyên nhân sau :

    + Sự phát triển của sản xuất cuối xã hội nguyên thuỷ đã dẫn tới sự dư thừa tương đối của cải xã hội . Từ đó dẫn đến nảy sinh khát vọng chiếm đoạt sản phẩm lao động của nhân dân ở những người đứng đầu thị tộc , bộ lạc làm xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và chế độ bóc lột người.

    + Cuộc chiến tranh giữa các thị tộc , bộ lạc sử dụng quyền lực ,  chiếm đoạt của cải của nhân dân đã thúc đẩy sự phân hoá giai cấp trong xã hội , làm cho sự đối kháng gia cấp ngày càng trở nên gay gắt.

    + Cuộc chiến tranh giữa các thị tộc và bộ lạc càng làm tăng quyền lực cho các thủ lĩnh quân sự và làm tăng them mâu thuẫn xã hội.

    + Các tổ chức lãnh đạo thị tộc , bộ lạc dần thoát ly khỏi nhân dân , từ chỗ là công cụ của nhân dân trở thành lực lượng đối lập với nhân dân.

    2. Bản chất Nhà nước:

    - Theo C.Mác và Ăngghen thì Nhà nước là một bộ máy giai cấp thống trị về kinh tế thiết lập ra nhằm hợp pháp hoá và cũng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy Nhà nước để đàn áp , cưỡng bức các giai cấp khác trong khuổn khổ lợi ích của gia cấp thống trị.

    - Nhà nước không thể là lực lượng điều hoà xung đột giai cấp mà trái lại nó làm cho mâu thuẫn xã hội càng trở nên gay gắt.

    3. Đặc trưng của Nhà nước:

    - Nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ quốc gia , theo khu vực địa lý hành  chính để thực hiện sự thống nhất quyền lực cai trị đối với mọi công dân.

    - Nhà nước là một bộ máy quyền lực đặc biệt bao gồm bộ máy chính trị - hành chính thực hiện chức năng cai trị , các đội vũ trang đặc biệt như quân đội , cảnh sát.

    - Nhà nước xác lập chế độ thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị của nó.

    4. Chức năng và vai trò kinh tế của Nhà nước:

    - Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội :

    + Nhà nước là công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó với toàn thể xã hội.

    + Nhà nước thực hiện quyền quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội , thoả mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư dưới sự quản lý của Nhà nước.

    - Chức năng đối nội và đối ngoại :

    + Chức năng đối nội : nhằm duy trì trật tự kinh tế , chính trị , xã hội và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo lợi ích của giai cấp thống trị. Thực hiện thông qua sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước . Nhà nước còn thực hiện sử dụng bộ máy thong tin tuyên truyền , văn hoá , giáo dục.. để xác lập củng cố tư tưởng , ý chí của giai cấp thống trị , làm nó trở thành chính thống trong xã hội ,

    + Chức năng đối ngoại : Nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị , xã hội với các nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích giai cấp thống trị.

    5. Vai trò kinh tế của Nhà nước:

    Nền kinh tế thị trường được xác lập , đặc biệt là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thì vai trò Nhà nước đối với phát triển kinh tế ngày càng tăng và bộc lộ rõ hơn hết.

    - Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế luôn diễn ra những biến động không lường và tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng kinh tế trầm trọng , do đó sự tác động của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế , làm hạn chế khả năng xảy ra khủng hoảng.

    - Muốn cho nền kinh tế phát triển bình thường thì cần phải có các khu vực kinh tế công cộng , không vì mục đích lợi nhuận , tư nhân chỉ đầu tư phát triển những lĩnh vực có thể thu được nhiều lợi nhuận.

    - Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tất yếu đòi hỏi phải có một môi trường chính trị xã hội ổn định . Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế càng cần đến vai trò của Nhà nước bằng các chính sách đối ngoại , tạo môi trường pháp lý cần thiết cho quá trình đó.

    6. Các kiểu nhà nước trong lịch sử

    - Các kiểu Nhà nước dựa trên sự đối kháng giai cấp :

    + Nhà nước chiếm hữu nô lệ có hình thức quân chủ và cộng hoà

    + Nhà nước phong kiến phân có hình thức quyền và tập quyền

    + Nhà nước tư bản chủ nghĩa có hình thức cộng hoà và quân chủ lập hiến

    - Đặc trưng của kiểu chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: