cau 3,4Kênh bước sóng? Kênh bước sóng ảo.mạng định tuyến bước sóng

cau3

Tùy theo OXC có cung cấp chức năng biến đổi bước sóng hay không, kênh quang được chia thành kênh bước sóng và kênh bước sóng ảo. Kênh bước sóng tương ứng với trường hợp OXC không có chức năng biến đổi bước sóng và kênh quang trên các sợi quang khác nhau phải cùng sử dụng một bước sóng như nhau. Kênh bước sóng ảo tương ứng với trường hợp OXC có chức năng biến đổi bước sóng.

Câu 4: Giải thích khái niệm mạng định tuyến bước sóng ?

Mạng định tuyến bước sóng (Wavelength- Routing NetWorks)

Do sự mở rộng khoảng cách và có một số lượng lớn các điểm nút với thông lượng lớn của mạng quảng bá và lựa chọn, việc tách sóng tín hiệu làm tổn thất năng lượng quang và thiếu khả năng dùng lại bước sóng. Mạng định tuyến bước sóng giải quyết vấn đề này bằng cách chuyển năng lượng truyền theo một tuyến đường cụ thể giữa điểm nút nguồn và điểm nút đích (nghĩa là tránh quảng bá tín hiệu đến các điểm nút không liên quan), và dùng lại các bước sóng tại các bộ phận không trùng nhau.

Hình 2.3: Mạng định tuyến bước song

Mạng định tuyến bước sóng bao gồm một hoặc nhiều thành phần tuyển chọn bước sóng và các sợi quang kết nối chúng (Hình 2.3). Những thành phần tuyển chọn bước sóng đó được làm từ thủy tinh (nghĩa là không có sự chuyển đổi quang điện) và được gọi là bộ định tuyến bước sóng. Các bộ định tuyến bước sóng có khả năng định tuyến các tín hiệu trên các sợi quang vào đến các sợi quang ra một cách riêng lẻ. Cổng ra của mỗi tín hiệu trong bộ định tuyến bước sóng được xác định bởi cổng (sợi quang) vào và bước sóng của chúng. Những tín hiệu được định tuyến đến cùng một cổng ra có bước sóng khác nhau để tránh trộn lẫn các tín hiệu khác nhau.

Trong mạng định tuyến bước sóng, mỗi bộ định tuyến bước sóng được kết nối với một hoặc nhiều bộ định tuyến bước sóng và/hoặc các điểm nút để tạo thành topo vật lý. Trong topo vật lý, những kết nối điểm-điểm giữa các điểm nút được thiết lập trên một kênh bước sóng qua một hoặc nhiều bộ định tuyến bước sóng. Nếu các bộ định tuyến bước sóng là lý tưởng thì  những kết nối giữa các điểm nút không phải trải qua bất kỳ sự tổn thất do tách sóng tín hiệu và chuyển đổi quang điện nào. Vì vậy, một kết nối điểm-điểm hoạt động như một đường ống trong suốt tốc độ cao giữa các điểm nút, nó được gọi là kênh quang. Nếu hai kênh quang không chia sẻ (hoặc đi qua) cùng một sợi quang trên tuyến đường của chúng thì chúng có thể dùng cùng một bước sóng. Vì thế, việc sử dụng lại bước sóng có thể thực hiện được trong mạng định tuyến bước sóng. Ví dụ, ở hình 2.3, kênh quang giữa các điểm nút 1-3 và 2-4 (tương tự 1-2 và 3-4) sử dụng cùng một bước sóng vì chúng không không chia sẻ bất kỳ sợi quang nào trên tuyến đường của chúng. Vì vậy, ta có thể thiết lập mạng định tuyến bước sóng với số kênh quang lớn nhất và sử dụng ít bước sóng nhất.

Thường thì các bộ định tuyến bước sóng được kết nối với nhau hoặc kết nối với các điểm nút bằng các cặp sợi quang. Vì thế các kênh quang hai chiều có thể được thiết lập giữa các điểm nút. Để thiết lập một kênh quang giữa hai điểm nút, một trong các máy phát của nút nguồn và một trong các máy thu của nút đích sẽ điều chỉnh cùng một bước sóng. Vì vậy các máy phát và/hoặc máy thu điều hướng được, hoặc một mảng các máy phát và máy thu cố định được dùng tại điểm nút để có được một mạng linh động. Hơn nữa, số lượng cặp máy phát/máy thu tại một điểm nút xác định số kênh quang lớn nhất có thể được hỗ trợ đồng thời. Vì vậy, các điểm nút cần phải được trang bị nhiều cặp máy phát/máy thu điều hướng được/cố định để tận dụng tài nguyên mạng một cách hiệu quả.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: