CAU 3 4
Câu 3: Phân tích luận điểm sau của HCM :Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
*)Rút kinh nghiệm,bài học từ các cuộc cách mạng trước:
Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp ông cha ta đã sử dụng nhiều con đường với khuynh hướng chính trị khác nhau :
-Cách mạng đi theo tư tưởng phong kiến ->thất bại vì tư tưởng phong kiến đã lỗi thời không thể dùng nó để lãnh đạo cách mạng.
-Đi theo tư tưởng tiểu tư sản:nhờ đế quốc thực dân giúp đỡ để đem lại độc lập cho dân tộc(Phan Bộ Châu,Phan Chu Trinh)
=>nhưng tất cả các phong trài của các bậc tiền bối đều bị thực dân Pháp dập tắt,đất nước khủng hoảng,đường lối cứu nước ở những năm đầu thế kỉ XX đặt ra một yêu cầu bức xúc là phải tìm được con đường cứu nước mới.
Chính vì thế tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của ông cha nhưng HCM không tán thành con đường cứu nước của họ nên HCM đã đi tìm con đường cứu nước mới.
*)CMTS là không triệt để:
Hơn 10 năm Người đi qua các châu lục và khảo sát thực tế tại các nước tư bản phát triển Anh,Mĩ…đọc tuyên ngôn độc lập của Mĩ,tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp,tìm hiểu thực tiễn CMTS của Mĩ và Pháp,Người thấy rằng đây là một cuộc cách mạng không triệt để vì:Khi đất nước đã được độc lập nhưng trong đất nước các dân tộc vẫn áp bức lẫn nhau(da trắng bóc lột da đen)nhân dân lao động vẫn bị đói khổ… => Cách mạng VN không thể đi theo con đường CMTS.
*)Con đường để giải phóng dân tộc:
-HCM nhận thấy được ở CMT10 Nga không chỉ là CMVS mà còn là cách mạng giải phóng dân tộc và mở ra thời đại cách mạng chống đế quốc và phát xít.
-HCM hoàn toàn tin theo Lênin và quốc tế 3,Người nhận thấy trong lý luận của Lênin một phương hướng mới cho giải phóng dân tộc.Người đã vượt qua mặt hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời.
-HCM đến với Lênin và lựa chọn khuynh hướng CMVS,khẳng định muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường CMVS.
Câu 4:Chứng minh luận điểm:”Cách mạng giải phóng dân tộc cần phải tiến hành chủ động sáng tạo,có thể nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc” là một sáng tạo lớn của HCM.
*)Đây là một quan điểm sáng tạo của HCM trong cách mạng giải phóng dân tộc :
-Khắc phục tư tưởng thụ động,trông chờ,ỷ lại vào cách mạng chính quốc của một số người trong quốc tế3
-Phải phát huy tinh thần dân tộc vì tinh thần dân tộc là một động lực lớn
*)Cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng chính quốc:
Đó là khẳng định của HCM bởi Người nhận thấy:
-Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có tính độc lập tương đối cao so với CMVS ở chính quốc.Do đó nó có sự chủ động và sáng tạo trong hoạt động của mình.
-HCM đã khẳng định khả năng giải phóng dân tộc ở thuộc địa,Người cho rằng,nhân dân ở các nước thuộc địa chịu sự áp bức bóc lột nặng nề hơn nhân dân ở các nước chính quốc,do đó cách mạng ở thuộc địa có động lực mạnh mẽ nổ ra hơn ở chính quốc.
-Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân tập trung ở thuộc địa nhưng điểm yếu cũng là ở thuộc địa.Do đó nếu cách mạng ở thuộc địa nổ ra sẽ có khả năng giành thắng lợi trước so với ở các nước chính quốc.
Thực tế đã chứng minh:-Ở VN cuộc cách mạng T8 giành thắng lợi trước cuộc cách mạng của n.dân Nhật.
-Ở TQ nhân dân TQ tự mình đánh đuổi phát xít Nhật(1945) trước khi cuộc cách mạng của nhân dân Nhật nổ ra.
*)Luận điểm của HCM là một sáng tạo lớn:
Đây là một luận điểm vô cùng sáng tạo của HCM về quan hệ giữa CMVS và GPDT.Ở thế kỉ 19 và 20 qua thực tế phát triển của CNTB thì Mác,Ănghen và cả Lênin đều cho rằng CMVS và GPDT có mối quan hệ chặt chẽ,cách mạng thuộc địa phải phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng thuộc địa chỉ thắng lợi khi cách mạng vô sản ở chính quốc giành thắng lợi.
Cuộc cách mạng T10 Nga 1917 của giai cấp vô sản đã lật đổ giai cấp tư sản giành chính quyền và xây dựng nhà nước mới,sau đó đã giúp đỡ các dân tộc thuộc địa của Nga làm cách mạng và giành thắng lợi.như vậy thực tiễn đã khẳng định cuộc cách mạng vô sản ở chính quốc thắng lợi thì các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Nga cũng thắng lợi.
Tuy nhiên,hoàn cảnh của VN khác cơ bản so với Nga ,do đó HCM bằng thực tiễn nước ta và nhận thức về bản chất của đế quốc đã khẳng định để bổ sung cho quan điểm của CN M-L:cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không những không phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc mà còn có thể có khả năng giành thắng lợi trước.
Câu 5:Trình bày quan điểm của HCM về những đặc trưng bản chất và mục tiêu của CNXH ở VN.Đảng ta đã vận dụng những quan điểm đó vào công cuộc đổi mới hiện nay như thế nào?
*) Bản chất của CNXH :
Chủ tịch HCM không nêu ra ở bài viết hay bài nói chuyện cụ thể nào mà chỉ nêu bản chất của CNXH tùy thuộc vào từng lĩnh vực và từng loại đối tượng khi chủ tịch HCM nói chuyện.
Về mục tiêu thì chủ tịch HCM nhấn mạnh CNXH là vì lợi ích của tổ quốc,vì nhân dân,làm sao cho dân giàu nước mạnh,đồng bào sung sướng là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân,còn khi nhấn mạnh về kinh tế thì chủ tịch HCM nêu bản chất của CNXH đó là lấy nhà máy,ngân hàng,nhà cửa…làm của chung,ai làm nhiều thì hưởng nhiều,làm ít thì hưởng ít không làm thì không ăn trừ những người già cả,đau yếu,trẻ con.khi nhấn mạnh về quan hệ xh thì ngưới coi CNXH là một chế độ xh gồm các mặt rất phong phú,hoàn chỉnh và trong đó mọi người đều phát triển toàn diện,tự do,mọi thiết chế,cơ cấu xh đều hướng tới mục tiêu giải phóng con người.
*)Đặc trưng của CNXH VN theo HCM cũng là dựa trên cơ sở lí luận CN M-L:
-Kinh tế:CNXH là một xh có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với phát triển KH-KT đó là xh dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về TLSX nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
-Văn hóa,đạo đức:CNXH là một xh cao về mặt văn hóa và đạo đức con người được giải phóng khỏi ách áp bức và phát triển khả năng tiềm tàng trong mỗi con người.
-Quan hệ xã hội: không còn người bóc lột người,một xh bình đẳng trong quan hệ người với người và giữa các dân tộc công bằng,hợp lý với nguyên tắc phân phối theo lao động.
-CNXH là một công trình tập thể của nhân dân,do nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.
*)Mục tiêu của CNXH ở VN:
HCM ý thức rõ giá trị của CNXH,Người cho rằng về mặt lí luận là quan trọng nhưng vấn đề quan trọng hơn là phải tìm ra con đường để thực hiện và điểm mấu chốt có tính quan trọng là đã đề ra được mục tiêu chung,mục tiêu cụ thể để xây dựng CNXH ở VN:
+Mục tiêu chung: -Mục tiêu chung với mục tiêu phấn đấu của chủ tịch HCM là một nền độc laaoj tự do cho dân tộc,hạnh phúc cho nhân dân,làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập,dân ta hoàn toàn tự do,ai cũng có cơm ăn áo mặc cũng được học hành
-HCM quan niệm mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao đời sống nhân dân nên phải tiến lên CNXH.
+Mục tiêu cụ thể:Người xác định là thời kỳ quá độ lên CNXH gồm:
-Chính trị:do nhân dân làm chủ,nhà nước là của dân do dân và vì dân.nhà nước có 2 chức năng:dân chỉ với nhân dân và chuyên chế với kẻ thù.Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân Người chỉ rõ con đường và biện pháp thục hiện những hình thức dân chỉ trực tiếp,nâng cao năng lực của các tổ chức chính trị,quần chúng,củng cố tăng cường hiệu lực,hiệu quả của các chính quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp.
-Kinh tế:Chế độ chính trị của CNXH chỉ được đảm bảo và đứng vững trên cơ sở nền kinh tế vững mạnh,nền kinh tế xây dựng:công nông nghiệp hiện đại,KHKT tiên tiến và dần dần xóa bỏ cách bóc lột TBCN,đời sống vật chất nhân dân ngày càng cải thiện,nền kinh tế nước ta cần phát triển toàn diện các ngánh chủ chốt:công nông thương kết hợp các lợi ích kinh tế nhấn mạnh chế độ khoán tạo nên một trong những hình thức thúc đẩy kinh tế.
-Con người;HCM đặt hàng đầu nhiệm vụ cách mạng XHCN phải đào tạo con người,phải có con người XHCN(tinh thần và năng lực làm chủ,đạo đức,cần kiệm liêm chính,chí công vô tư,nhạy bén với KHKT,dám nghĩ dám làm)
-Văn hóa xh: là mục tiêu cơ bản của CNXH vì văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt của xh,xóa mù chữ xây dựng và phát triển giáo dục,nâng cao dân trí,phát triển văn hóa nghệ thuật xây dựng nếp sống mới,vệ sinh phòng bệnh,giải trí lành mạnh bai trừ mê tín dị đơan.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top