Câu 3

Câu 3. Sự vận dụng quy luật trong công cuộc đổi mới của nước ta như thế nào ?

Khái niệm lực lượng sản xuất: Là mối quan hệ của con người với tự nhiên là trình độ trinh phục tự nhiên của con người là mặt tự nhiên của phương thức sản xuất. Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động.

Khái niệm quan hệ sản xuất: Là mối quan hệ giữa con người với nhau trong qua trình sản xuất, là mặt xã hội của phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm: Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất và quan hệ phận phối sản phẩm lao đông.

* Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

-          Lực lượng của sản xuất quyết định quan hệ sản xuất.

+ Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuât như thế nào thì quan hệ sản xuất phải như thế ấy.

+ Khi lực lượng sản xuất đã thay đổi về tính chất và trình độ thì quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi theo.

+ Khi lực lượng sản xuất cũ mất đi, lực lượng sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất cũ cũng mất đi và quan hệ sản xuất mới ra đời để đảm bảo sự phù hợp.

-          Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xất.

+ Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của  lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

+ Ngược lại nếu qan hệ sản xuất không phù hợp thì nó kìm hãm, thậm trí phá vỡ lực lượng sản xuất do đó không chấp nhận một mối quan hệ sản xuất quá bảo thủ lạc hậu. và quan hệ sản xuất ( vượt trước, tiên tiến ) so với lực lượng sản xuất.

Sự vận dụng quy luật này trong công cuộc đổi mới ở nước ta.

Ở nước ta trước đổi mới năm 1986 đã có những biểu hiện vận dụng chưa đúng quy luật này, điều này thế hiện ở việc chủ quan, nóng vội trong việc xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mà không tính tới trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta.

Trong công cuộc đổi mới từ  Đai Hội Đại Biểu lần VI năm 1986, VII năm 1991, VIII năm 1996, và IX năm 2001. Đảng ta đã “ Chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đó là nên kinh tế thị trường định hướng XHCN điều này hoàn toàn đúng với quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ Phát triển của lực lượng sản xuất bởi lẽ trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta vừa thấp vừa không đồng đều. Chúng ta phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN mới phát huy hết mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở vật chật cho CNXH. Trong nền kinh tế nhiều thành phần chứa đựng nhiều mâu thuẫn vì vậy phải có sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: