Câu 25.Nền dân chủ XHCN
Câu 25.Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
a) Khái niệm về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa:
- Dân chủ theo chủ nghĩa chung là quyền lực thuộc về nhân dân hoặc chính quyền thuộc về nhân dân. Hồ Chí Minh nói: “ Dân chủ là dân là chủ”.
- Dân chủ XHCN là hình thức chính trị phổ thông của nhà nước XHCN, là đặc trưng bản chất của XHCN, là quy luật hình thành và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị XHCN. Việc nhà nước XHCN ra đời với tư cách là công cụ của chuyên chính vô sản thì việc ra đời của nhà nước XHCN đồng thời cũng là sự ra đời của một nền dân chủ kiểu mới trong lịch sử đó là nền dân chủ XHCN.
Theo chủ nghĩa Mac-Lenin thì chuyên chính vô sản và dân chủ XHCN cơ bản thống nhất vì vậy từ Đại hội VII Đảng ta thống nhất gọi chuyên chính vô sản là nền dân chủ XHCN.
b) Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac-Lenin việc xây dựng nền dân chủ XHCN là một quá trình tất yếu nhằm tạo ra động lực của quá trình phát triển xã hội, phát huy cao độ tính tự giác và tính sáng tạo to lớn của quần chúng nhân dân tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí và phát triển xã hội để huy động trí tuệ và của cải trong nhân dân, xây dựng Đảng Cộng Sản và nhà nước XHCN ngày càng vững mạnh, biến lí luận thành thực tiễn và khả năng thành hiện thực.
c) Những đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN
Một là , dân chủ XHCN đảm bảo mọi quyền lực thuộc về dân, nhà nước là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo thông qua chính đảng của nó. Điều đó cho thấy nền dân chủ XHCN vừa có bản chất giai cấp công nhân vừa có tính nhân dân rộng rãi, và tính dân tộc sâu sắc.
Hai là, dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là quan hệ sản xuất XHCN đảm bảo dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và sự thống nhất về những lợi ích cơ bản giữa các giai tầng, cá nhân trong xã hội làm cho mọi người đều có quyền tự chủ, bình đẳng trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế.Vì vậy, dân chủ trong kinh tế có ý nghĩa cơ bản.
Ba là, trong nền dân chủ XHCN tất cả các tổ chức chính trị xã hội , các đoàn thể và mọi công dân đều được tham gia vào công việc nhà nước và được bầu cử, ứng cử, đề cử vào cơ quan nhà nước các cấp.
Bốn là, nền dân chủ XHCN cần có và phải có những điều kiện tồn tại với tư cách là một nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp công nhân.
Câu26. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa
a) Khái niệm nhà nước XHCN
Nhà nước XHCN là một trong những tổ chức cơ bản nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Là công cụ quản lí do chính đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra nhằm thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân đồng thời qua đó giai cấp công nhân và chính Đảng của mình thực hiện sự lãnh đạo đối với toàn xã hội.
b) Tính tất yếu phải xây dựng nhà nước XHCN:
Chủ nghĩa Mac-Lenin cho rằng , sau khi giành được chính quyền giai cấp công nhân phải nắm vững công cụ chuyên chính, phải xây dựng nhà nước XHCN vững mạnh là một tất yếu do những lí do sau :
_ Xuất phát từ thực tiễn của thời kì quá độ lên CNXH là thời kì tồn tại các giai cấp bóc lột và các thế lực phản động, chúng hoạt động chống phá lại sự nghiệp xây dựng XHCN. ĐIều đó khiến giai cấp công nhân và nhân dân lao động thông qua nhà nước phải trấn áp bằng bạo lực khi cần thiết để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ nhân dân.
¬ -Xây dựng nhà nước XHCN để mở rộng dân chủ tới mức tối đa đối với mọi tầng lớp nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi đi ngược lại mọi chuẩn mực dân chủ, vi phạm những giá trị dân chủ của nhân dân, đòi hỏi phải có một thiêt chế nhà nước phù hợp. Chính vì vậy, trong nền dân chủ XHCN, nhà nước phải củng cố, xây dựng để trở thành công cụ bảo vệ và phát triển thành quả của dân chủ. Dân chủ cần có chính quyền để giữ lấy dân chủ,để xử lý kịp thời những hiện tượng vi phạm dân chủ… Các quyền đó phải được thiết chế hóa trong hiến pháp, pháp luật và được thực hiện bằng những thiết chế tương ứng của nhà nước,. Do đó, quá trình xây dựng nhà nước XHCN là quá trình tất yếu gắn liền với quá trình xây dựng nền dan chủ XHCN. Quá trình này cho thấy dân chủ và pháp luật, dân chủ và kỉ cương không bài trừ và phủ định nhau: trái lại, đó chính là sự thống nhất biện chứng, là điều kiện tiền đề tồn tại và phát triển của nhau.
_ xây dựng CNXH là quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả mọi lĩnh vực. Với ý nghĩa đó, nhà nước XHCN là phương thức, là phương tiện, là một công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
c) Đặc trưng chức năng nhiệm vụ của nhà nước XHCN
- Đặc trưng của nhà nước XHCN
Nhà nước XHCN là một nhà nước đặc biệt ( nhà nước kiểu mới) khác với những nhà nước đã từng có trong lịch sử ở những đặc trưng cơ bản sau:
Một là nhà nước XHCN là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Hai là, nhà nước XHCN có đặc trưng về nguyên tắc khác hẳn với nhà nước tư sản. Cũng là công cụ chuyên chính của giai cấp, nhưng vì lợi ích của nhân dân lao động và trấn áp những kẻ chống đối, phá hoại sự nghiệp cách mạng.
Ba là, không chỉ chấn áp kẻ thù mà nhà nước XHCN còn coi trọng tổ chức xây dựng một xã hội mới, đây là mặt cơ bản.
Bốn là, nhà nước XHCN nằm trong nền dân chủ XHCN, do đó, con đường vận động, phát triển của nó là: ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lí nhà nước , quản lí xã hội.
Năm là, nhà nước XHCN không là nhà nước nguyên nghĩa mà là nhà nước nửa nhà nước. sau khi những cơ sở kinh tế xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ “ tự tiêu vong”. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của nhà nước vô sản.
-Chức năng nhiệm vụ của nhà nước XHCN:
Nhà nước XHCN có vai trò quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, để thực hiện vai trò đó, nhà nước XHCN phải thực hiện những chức năng, nhiệm vụ chính sau đây:
Về chức năng: nhà nước XHCN có hai chức năng chính:
Chức năng bạo lực trấn áp để đập tan sự pahnr kháng của kẻ thù chống lại sự nghiệp xây dựng XHCN, bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước, giữ vững an ninh xã hội.
Chức năng tổ chức xây dựng xã hội mới nhằm cải biến xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN và CSCN là chức năng cơ bản chủ yếu của nhà nước XHCN.
Về nhiệm vụ: từ các chức năng trên nhà nước XHCN, có những nhiệm vụ chính: quản lí kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế, cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân quản lý văn hóa xã hội, xây dựng nền văn hóa XHCN, thực hiện giáo dục đào tạo con người phát triền toàn diện, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ngoài ra, nhà nước XHCN còn có chức năng, nhiệm vụ đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng lẫn nahu, vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top