cau -25
Câu 25: Các giải pháp để khơi tăng nguồn vốn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
1- Những vấn đề chung về vốn
+ Khái niệm về vốn : Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
+ Phân loại vốn :
- Theo nguồn hình thành: gồm 2 loại chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Theo phương thức chu chuyển: gồm 2 loại là vốn cố định và vốn lưu động.
- Theo thời gian : vốn ngắn hạn và vốn dài hạn
-theo hình thức tồn tại:vốn hữu hình và vốn vô hình
+ Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp.
~ Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp. 1
~ Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : 2
~ Cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh: 3
2- Nguồn hình thành vốn cho doanh nghiệp:
2.1 Vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: bao gồm phần vốn chủ doanh nghiệp bỏ vào đầu tư kinh doanh và phần hình thành từ kết quả trong hoạt động kinh doanh.
Các hình thức huy động vốn chủ sở hữu chủ yếu là huy động từ:
- Vốn góp ban đầu.
- Lợi nhuận không chia.
- Phát hành cổ phiếu mới.
+ Vốn góp ban đầu. :
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do cổ đông - chủ sở hữu góp. tính chất và hình thức tạo vốn do hình thức sở hữu của doanh nghiệp quyết định.
- Đối với doanh nghiệp Nhà nuớc, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước, chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước.
- Đối với các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp.
+ Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia:
Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn.
+ Phát hành cổ phiếu mới:
Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích sở hữu hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với vốn của tổ chức phát hành.
Phát hành cổ phiếu là một kênh rất quan trọng để huy độg vốn dài hạn cho công ty một cách rộng rãi thông qua mối liên hệ với thị trường chứng khoán.
Có 2 loại cổ phiếu: Cổ phiếu thông thường ( cổ phiếu thông dụng nhất ) & cổ phiếu ưu đãi. ( cp mang lại những quyền lợi cao hơn cho người sở hữu so với cptt).
2.2. Huy động vốn nợ.
Các hình thức huy động nợ chủ yếu là huy động từ:
- Tín dụng thương mại.
- Tín dụng ngân hàng.
- Tín dụng thuê mua.
- Phát hành trái phiếu.
+ Tín dụng thương mại : Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hang hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ. Để đảm bảo người mua chịu trả nợ khi đúng hạn, bên cạnh sự tin tưởng, người bán chịu còn đòi hỏi phải có một chứng cứ pháp lý,gọi là Thương phiếu. Thương phiếu tồn tại dưới 2 hình thức là hối phiếu và lệnh phiếu
+ Tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Doanh nghiệp vay để đầu tư vào TSCĐ,bổ sung them vốn lao động và phục vụ dự án
Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn.Lãi suất vốn tin dụng NH phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường từng thời kì.lãi suất cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp.
Thời hạn vay: Doanh nghiệp có thể vay Ngân hàng dưới hình thức ngắn hạn ( dưới 1 năm ), trung hạn ( từ 1 đến 5 năm ) và dài hạn. ( trên 5 năm )
+ Phát hành trái phiếu. Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích đòi nợ hợp pháp của người sở hữu trái phiếu đối với tài sản của tổ chức phát hành.
Một doanh nghiệp có thể phát hành các loại trái phiếu sau:Trái phiếu có lãi suất cố định, Trái phiếu có lãi suất thay đổi,Trái phiếu có thể thu hồi, Trái phiếu có thể chuyển đổi
3- Đánh giá các nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển các doanh nghiệp Việt Nam :
+ Nguồn vốn nhà nước: trong các kênh thu hút đầu tư cho phát triển ktxh ở VN,nguồn vốn từ ngân sach nn luôn chiếm tỷ trọng ko nhỏ,đóng vai trò chủ lực trong đầu tư các lĩnh vực thiết yếu,xậy dựng cở sở hạ tầng cho nên kinh tế,định hướng pt chung của nên kt-xh.
2001-2005 : tổng vốn đầu tư từ NSNN đạt 274,300 tỷ đồng.
Tuy nhiên,nguồn vốn từ NSNN lại bộc lộ quá nhiều yếu kém và hạn chế.
-Công tác quản lí đầu tư ở các ngành,các cấp còn nhiều yếu kém bất cập.Xảy ra tình trạng buông lỏng quản lí,nhũng nhiễu...
-Tình trạng đâu tư tự phát,địa phương dẫn đến lãng phí thời gian,công sức,tiền của.
-Bất cập trong công tác thanh tra,giám sát.ko phát hiện kịp thời xử lí các sai phạm,dẫn tới giảm tính hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.
+ Hình thức tự tài trợ của doanh nghiệp (Vốn góp ban đầu và lợi nhuận không chia...)
a) Ưu điểm:
- Doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào bên ngoài (Ngân hàng...)
- Tăng khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các quan hệ tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc với các cổ đông.
- Nguồn lợi nhuận để lại có tác động rất lớn đến nguồn vốn kinh doanh, tạo cơ hội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo.
b) Nhược điểm:
- Khi doanh nghiệp không trả cổ tức cho cổ đông mà giữ lại lợi nhuận có thể làm cho giá cổ phiếu trên thị trường giảm, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
+ Vốn vay từ ngân hàng
a. Ưu điểm:
- Đối với Doanh nghiệp lớn:
+ Tập trung được nguồn vốn lớn cùng một lúc do có thể có tài sản để thế chấp lớn, có uy tín với NH...
+ Mức độ rủi ro thấp hơn các Doanh nghiệp nhỏ: Đến kì thanh toán Doanh nghiệp không trả đựơc nợ sẽ được Ngân hàng gia hạn,các DNNN sẽ được nhà nước trả hộ...
- Đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Ngày nay Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà nước để có thể tiếp cận được nguồn vốn này.
b. Nhược điểm:
- Bị động trong quá trình vay vì số lượng vay là bao nhiêu còn phụ thuộc vào quyết định từ phía NH
- Doanh nghiệp chịu sự giám sát của Ngân hàng trong quá trình sử dung vốn vay. Ngân hàng sẽ giám sát Doanh nghiệp về việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích ghi trong hợp đồng không, về việc trả nợ gốc và lãi có đúng kì hạn cam kết không...
+ Nhận đầu tư liên doanh với nước ngoài, vay nước ngoài
Tính từ năm 1988 đến 2007,cả nước có hơn 9500 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD.Năm 2008,tổng số dự án cấp phép đạt 885 dự án,quy mô bình quân 63,5 triêu USD/dự án.
Những tồn tại trong việc thu hút FDI :
- Phần vốn đi vay là rất lớn.
- Tỷ lệ giải ngân thấp dần những năm gần đây
- Khối DN FDI cũng là khối có kim ngạch nhập khẩu rất lớn và là một trong nhưng nhóm DN đóng góp tích cực vào con số nhập siêu tăng cao trong năm nay ( Giá trị xuất khẩu của các DN FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD,chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch XK cả nước)
- tồn tại những dự án FDI tồi,phá huỷ môi trường.
+ Vốn huy động trong dân cư qua thị trường chứng khoán
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho biết năm 2007, các doanh nghiệp đã huy động được 90.000 tỷ đồng vốn thông qua thị trường chứng khoán với các hoạt động phát hành, đấu giá trên thị trường chính thức.
4. Các biện pháp khơi tăng nguồn vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam:
Xuất phát từ thực trạng về tài chính của các doanh nghiệp:
Theo Trung tâm thông tin doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo Đăng ký kinh doanh từ 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 2005 cho thấy, số lượng và số vốn doanh nghiệp tư nhân vẫn ngày càng giảm trong khi các loại hình doanh nghiệp khác tăng lên
Số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong quý I năm 2006 giảm 8% về số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng tăng 25% về số vốn đăng ký.
- Việc huy động vốn từ nguồn lợi nhuận không chia để lại thì còn khá khiêm tốn. Thực tế ở Việt Nam, do TTCK được thành lập rất muộn so với các nước, nên nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm và trình độ cao trong đầu tư, bên cạnh đó lại chủ yếu là các nhà đầu tư ngắn hạn. Vì thế, nguồn tài trợ từ nguồn lợi nhuận giữ lại của các công ty cổ phần hiện nay cần được quan tâm xem xét đúng mức, hợp lí hơn
- Huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu mới là một biện pháp đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình cổ phần hóa đã phát hành thêm cổ phiếu mới để thu hút vốn đầu từ từ bên ngoài. Các doanh nghiệp cổ phần khác cũng coi đây là một nguồn vốn vô cùng to lớn. Một số doanh nghiệp đã tăng được vốn chủ sở hữu lên đáng kể khi sử dụng biện pháp phát hành thêm cổ phiếu này. Điển hình nhất phải kể đến các ngân hàng thương mại cổ phần như Ngân hàng xuất nhập khẩu VN Eximbank
Ngoài ra, dựa vào thực trạng hoạt động kinh doanh, các DNVN có thể tăng nguồn vốn thông qua nợ doanh nghiệp: - tín dụng thương mại : bán chịu, sử dụng vốn đối tác
- tín dụng ngân hàng: khuyến khích cung ứng vốn, áp dụng lãi suất ưu đãi cho các DN hoạt động có hiệu quả cao, có lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, kiên quyết không cung ứng và thu hồi vốn với các DN thua lỗ...
- tín dụng thuê mua : khuyến khích thành lập các công ty cho thue tài chính(CTTC)
Trong những năm gần đây, các công ty CTTC đã hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật; tỷ lệ dư nợ quá hạn của các công ty CTTC thấp hơn nhiều so với các ngân hàng, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước.Do đó, vị trí các công ty CTTC ngày càng quan trọng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
- phát hành trái phiếu công ty:
Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã mở ra một kênh mới để huy động vốn cho doanh nghiệp.Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư thông qua năm 2005 đã cho phép các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu để huy động vốn từ thị trường. Tuy nhiên, mới chỉ có quy định về việc phát hành trái phiếu ra công chúng. Vì vậy, việc ra đời của Nghị định 52/2006/NĐ-CP là một bước kiện toàn về hệ thống chính sách quản lý của Nhà nước, đảm bảo cho hệ thống chính sách toàn diện hơn, hoạt động của các doanh nghiệp được thực hiện công khai, minh bạch hơn.
Xuất phát từ nhu cầu phát triển của DNVN và nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, các biện pháp sau đây cần lưu ý:
o Cổ phần hoá nền kinh tế: Biến DNQD thành công ty cổ phần
o Phát hành trái phiếu và cổ phiếu thu hút vốn từ công chúng
o Hình thành và phát triển thị trường chứng khoán trong nước
o Tăng cường sử dụng vốn sẵn có
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top