Câu 24: Cấu tạo hiển vi của một neuron vận động?

Câu 24: Cấu tạo hiển vi của một neuron vận động?

Neuron là một loại tế bào đã biệt hóa cao, không còn khả năng phân chia. Mỗi neuron là một đơn vị hoàn chỉnh về cấu trúc, chức năng và di truyền.

Neuron mang 2 đặc tính là tính cảm ứng và tính dẫn truyền.

Số lượng neuron ở người vào khoảng 14 tỷ.

1. Cấu tạo chung

■ Mỗi neuron gồm thân và 2 loại nhánh bào tương, gọi là sợi nhánh và sợi trục.

■ Nơi xuất phát các nhánh bào tương gọi là cực neuron.

■ Thân neuron là trung tâm dinh dưỡng, nơi tiếp nhận, phân tích và xử lý các thông tin, một số ít nằm trong các hạch thần kinh ngoại vi.

■ Sợi nhánh và sợi trục làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động thần kinh.

2. Thân neuron

■ Thân neuron có hình dạng và kích thước khác nhau. TB tháp ở vỏ não là neuron lớn nhất, tế bào hạt nhỏ ở tiểu não là loại nhỏ nhất.

■ Thân neuron chứa nhân và các bào quan.

 Nhân:

■ Đa số neuron có nhân lớn, hình cầu, thường nằm chính giữa.

■ Trong nhân có chất nhiễm sắc phân tán và mịn. Do đó, hạt nhân thường nổi rõ, chất nhân sáng màu.

 Các bào quan:

■ Lưới nội bào có hạt:

○ Lưới nội bào có hạt trogn bào tương thân neuron rất phát triển.

○ Thường xếp song song với nhau, xen giữa là nhữgn đám ribosome tự do.

○ Khi nhuộm bằng xanh toluidin, những đám lưới nội bào có hạt và ribosome tự do này là những khối bắt màu base. Cấu trúc này được gọi là thể Nissl.

○ Thể Nissl là một cấu trúc đặc trưng của neuron, chứng tỏ neuron có khả năng tổng hợp protein mạnh.

■ Bộ Golgi:

○ Bộ Golgi ở thân neuron khá phát triển, thường phân bố quanh nhân.

○ Có cấu trúc điển hình, trong đó có nhiều túi nhỏ hình cầu.

○ Bên cạnh bộ Golgi có các lưới nội bào không hạt.

■ Ty thể:

○ Phân bố đề khắp thân neuron, kích thước tương đối nhỏ.

○ Mật độ ty thể ở thân neuron nhiều hơn ở những đoạn xa của sợi trục.

■ Xơ thần kinh: có nhiều trong bào tương của thân neuron và các sợi nhánh, là bộ khung chống đỡ bên trong của neuron.

■ Ống siêu vi: là những ống nhỏ làm nhiệm vụ vi vận chuyển trong neuron.

 Các chất vùi: Là những giọt lipid và hạt glycogen.

3. Các nhánh của neuron

 Sợi nhánh:

■ Ngắn, chia nhiều nhánh, đường kính nhỏ dần khi chia nhánh.

■ Bề mặt có những chồi gai làm tăng diện tích tiếp xúc với các neuron khác.

■ Trong bào tương có lưới nội bào hạt, ribosome, ti thể, xơ thần kinh, ống siêu vi, nhưng không có bộ Golgi.

■ Có nhiệm vụ dẫn truyền xung động thần kinh theo hướng về thân neuron (hướng tâm).

■ Số lượng sợi nhánh tùy thuộc vào loại neuron.

 Sợi trục:

■ Dài, ít chia nhánh. Mỗi neuron thường chỉ có 1 sợi trục.

■ Nơi xuất phát của sợi trục gọi là cực trục. Ở một số neuron có nhánh bên.

■ Bề mặt sợi trục nhẵn, không có các chồi gai như sợi nhánh. Tận cùng của sợi trục thường phình ra như cúc áo, gọi là cúc tận cùng, tạo synape với các neuron khác.

■ Bào tương không có lưới nội bào hạt và ribosome, nhưng có nhiều xơ thần kinh, ống siêu vi, ti thể, lưới nội bào không hạt và các túi synape.

■ Sợi trục dẫn truyền xung động thần kinh theo hướng từ thân neuron đi (ly tâm).

4. Sợi thần kinh

Trong các sợi thần kinh, sợi trục hoặc sợi nhánh gọi là trục trụ. Căn cứ vào cấu tạo của lớp vỏ bọc, người ta chia sợi thần kinh thành 3 loại:

 Sợi trần:

■ Là một loại sợi không có vỏ bọc.

■ Thường thấy trong chất xám của hệ thần kinh trung ương và các tận cùng thần kinh trần ở ngoại vi.

 Sợi thần kinh không có bao myelin:

■ Là loại sợi mà trụ trục chỉ được bọc ngoài bởi một lớp bào tương của tế bào Schwann (một loại tế bào thần kinh đệm ngoại vi).

■ Lớp bào tương bọc trụ trục là bao Schwann.

■ Một tế bào Schwann có thể bọc nhiều trụ trục.

■ Sợi thần kinh không có bao myelin thường thấy trong các đoạn sau hạch của các dây thần kinh thực vật.

 Sợi thần kinh có bao myelin:

■ Là loại sợi mà trụ trục được bọc bởi 2 bao: bao myelin sát với trụ trục và bao Schwann ở ngoài (chứa nhân và một phần bào tương của tế bào Swchann).

■ Trụ trục chỉ được bọc từng quãng một, mỗi quãng như vậy gọi là quãng Ranvier, chiều dài khoảng 1mm.

Ranh giới giữa các quãng Ranvier là những nơi trục trụ không được bọc, gọi là vòng thắt Ranvier (eo Ranvier).

Tại các vòng thắt Ranvier, trụ trục tiếp xúc trực tiếp với môi trường gian bào qua màng đáy.

■ Sợi thần kinh có bao myelin có trong chất trắng của hệ TK TW, và là thành phần chủ yếu trong các dây thần kinh ngoại vi.

■ Trong chất trắng, bao myelin do tế bào thần kinh đệm ít nhánh tạo nên; trong các dây TK ngoại vi, do tế bào Schwann tạo nên.

■ Quá trình "myelin hóa" các sợi thần kinh còn tiếp tục diễn ra sau khi sinh.

5. Các đầu tận cùng của neuron

Đầu các sợi nhánh hoặc sợi trục đều có cấu trúc đặc biệt, gồm 3 kiểu:

 Tận cùng thụ cảm:

■ Có thể là trần như các đầu mút thần kinh tự do trong niêm mạc khứu giác hoặc được bao bọc như ở thể Pacini nằm dưới biểu bì da ngón tay (cảm nhận áp lực).

 Tận cùng vận động:

■ Là các nhánh cuối cùng của sợi trục, nối với cơ quan hiệu ứng như cơ và các tuyến. Vd: tấm thần kinh - cơ hay synape thần kinh - cơ.

 Synape:

■ Synape (khớp thần kinh) là một vùng đã biệt hóa về cấu trúc, chuyên môn hóa về chức năng.

■ Nằm giữa 2 neuron hoặc giữa 1 neuron và một tế bào hiệu ứng (tế bào cơ hoặc tuyến); qua đó xung động thần kinh được truyền theo một chiều nhất định.

■ Phần trước synap: là đầu tận cùng của nơron trước; màng bao đầu tận cùng này gọi là màng trước synap. Bào tương chứa nhiều túi synap chứa các chất trung gian hóa học tham gia vào việc dẫn truyền xung động qua synap.

■ Phần sau synap: có thể là đầu tận cùng sợi nhánh, thân hoặc sợi trục của nơron sau. Màng bọc phần sau gọi là màng sau synap. Bào tương không chứa túi synap

■ Khe synap: là khoảng gian bào giữa phần trước và sau synap, có chứa chất đậm đặc đối với dòng điện tử

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: