Câu 22. Phân loại ván khuôn và nguyên lý cấu tạo ván khuôn

Câu 22. Phân loại ván khuôn và nguyên lý cấu tạo ván khuôn?

 

1. Phân loại theo vật theo vật liệu chế tạo.

a. Ván khuôn gỗ.

Gồm VK gỗ xẻ và gỗ dán.

* Ván khuôn gỗ xẻ: chiều dày từ 2,5-3 cm.

- Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ chế tạo.

- Nhược điểm: Không thẳng, dễ nứt, dễ cong vênh.

* Ván khuôn gỗ dán: Được chế tạo trong nhà máy với kích thước 1,2x2,4 m, chiều dày 1-2,5 cm

- Ưu điểm.

+ Mặt phằng đều, đẹp.

+ Không làm mất nước xi măng khi đổ BT.

+ Ít cong vênh, nứt.

+ Gia công nhanh.

+ Dễ tháo lắp, sử dụng được nhiều lần.

- Nhược điểm: giá thành cao.

b. Ván khuôn thép.

- Cấu tạo: cấu tạo bởi các tấm tôn có chiều dày 2-2,5 cm và hệ sườn dọc, ngang đỡ phía dưới để tăng độ cứng cho ván khuôn dày 2,8 mm.

- Số lần vận chuyển: ≥ 50 lần.

- Ưu điểm.

+ Bề mặt BT nhẵn, phẳng, đẹp.

+ Cường độ ván khuôn cao, khả năng chịu lực tốt. Luân chuyển được nhiều lần.

+ Dùng để thi công các công trình nhiều tầng, khối lượng lắp ráp nhiều.

c. Ván khuôn BTCT.

- Đối với công trình có yêu cầu chống thấm cao (nhà kho, đạp thủy lợi…) thì dùng loại ván khuôn này.

- Cấu tạo: bề dày đúng bằng bề dày lớp BT bảo vệ. Mac của ván khuôn = mác kết cầu của BT chịu lực => Ván khuôn được giữ lại làm lớp bảo vệ kết cấu.

- Giá thành chế tạo cao.

d. Ván khuôn xi măng lưới thép.

- Dùng khi các cấu kiện có yêu cầu chống thấm cao và đc giữ lại làm lớp bảo vệ.

- Bề dày của ván khuôn XM lưới thép là  1-2 cm đc đổ bằng hốn hợp xi măng – cát vàng và lưới théo nhỏ.

e. Ván khuôn nhựa.

- Ưu điểm.

+ Kích thước tấm lớn.

+ Bề mặt nhẵn.

+ Vật liệu dòn, nhẹ.

+ Dễ lắp dựng.

- Nhược điểm: ván khuôn nhựa giòn nên phải làm hệ xà gồ đỡ đáy.

f. Ván khuôn tổng hợp.

- Chiều dày tấm ván 4-5 cm.

- Hệ sườn bằng thép hoặc gỗ.

- Khoảng cách giữa các sườn dày hơn.

2. Phân loại theo cấu tạo.

a. Ván khuôn cố định:

- Vật liệu được mang tới mặt gia công và lắp dựng tại chỗ.

- Nhược điểm.

+ Hao hụt vật liệu làm ván khuôn lớn, công chế tạo lớn.

+ Chỉ dùng cho 1 loại kích thước kết cấu.

=> thích hợp cho các công trình có khối lượng ít, đơn lẻ, số tầng ít (1-2 tầng).

b. Ván khuôn luân chuyển.

- Được chế tạo ở trong xưởng thành từng mảnh, có kích thước định hình, chi tiết liên kết đơn giản (bulông, chốt…). Đem ra công trường tổ hợp các tấm lại với nhau phù với dạng kết cấu thi công.

- Vật liệu chế tạo: gỗ dán, thép, nhựa tổng hợp.

- Ưu điểm:

+ Gia công, lắp dựng, tháo dỡ đơn giản. Ít tốn công.

+ Hệ số luân chuyển lớn.

=> đc sử dụng rộng rãi trong thi công.

c. Ván khuôn di động.

- Các loại: di động thẳng đứng hoặc di động ngang.

- Nguyên lý:

+ Chế tạo 1 hệ ván khuôn cho cả một công trình bao gồn cả hệ chống đỡ.

+ Sau khi lắp dựng, đổ BT xong, chờ cho BT đạt cường độ quy định thì tiến hành tách ván khuôn ra khỏi bề mặt BT. Dùng thiết bị điều chỉnh ván khuôn đến vị trí mới, điều chỉnh ván khuôn đến đúng vị trí rồi tiếp tục đổ BT.

+ Quá trình đc lặp lại tiếp tục như trên.

- Ván khuôn di động được sử dụng rộng rãi trong các công trình có kích thước ít thay đổi, chiều dài và chiều cao lớn, nhiều tầng.

d. Ván khuôn trượt.

- Nguyên lí:

+ Chế tạo ván khuôn cho 1 đoạn công trình, ván khuôn được liên kết vào hệ khung treo ván khuôn => liên kết cứng vào kích vít, kích thủy lực tựa lên các thanh trụ.

+ Quá trình thi công BT liên tục trượt ván khuôn lên đến hết chiều cao công trình.

+ Dùng trong các công trình có tiết diện ít thay đổi, chiều cao  và chiều dài lớn (kênh mương, lõi cầu thang, ống khối, tháp nước…).

- Ưu điểm:

+ Thời gian thi công rút ngắn đi nhiều.

+ Tiết kiện hệ ván khuôn và chống đỡ.

+ Thi công an toàn.

e. Ván khuôn treo.

Sử dụng hệ cốt cứng của kết cấu để treo ván khuôn hoặc lợi dụng kết cấu đã thi công để thi công kết cấu nhằm giảm tối đa cột chống. Tao không gian thi công bên dưới rất thoáng.

f. Ván khuôn bay.

- Hệ thống ván khuôn bao gồm ván khuôn, xà gồ và hệ thống chống đỡ  được tạo thành 1 ô kết cấu, di chuyển trên hệ đỡ có bánh xe.

- Dùng để thi công sàn có diện tích lớn: sàn nấm.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: