Câu 20: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người".
Câu 20: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người”.
a. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người.
- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng.
+ HCM coi sinh mạng con người là quý giá nhất. Theo Người: “ko có một trận đánh đẫm máu nào là “đẹp” cả, mặc dù thắng lớn. Người quý trọng sức dân, của dân, trọng người tài, đức, trân trọng “người tốt, việc tốt” dù rất nhỏ”. “ máu nào cũng là máu, người nào cũng là người”. Những dòng máu đó đều quý như nhau.
+ Theo HCM, “ Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của toàn dân”. Vì vậy, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Người cho rằng “việc dẽ mấy ko có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy cũng có dân liệu cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất tinh thần.
- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng.
+ Mục tiêu CM của HCM là GPDT, GP xã hội, GP con người, thực hiện độc lấp dân tộc và CNXH. Khi đát nước còn nô lệ lầm than thì mục tiêu truocs hết, trên hết là phải GPDT, giành độc lập dân tộc. Sauk hi giành chính quyền về tay nhân dân thì mục tiêu là “ làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”…
+ Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân HCM nhìn nhận: không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được thức tỉnh, giác ngộ, giáo dục, định hướng và tổ chức. Họ phải có bản lĩnh và trí tuệ, văn hoá, đạo đức, được giác ngộ, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hóa hang ngàn năm của dân tộc VN.
+ Khẳng định con người là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp CM thì một điều quan trọng là mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đang của con người, Có thể đó là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt, lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân.
b.Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “Trồng người”.
- “ Trồng người” là yêu cầu khách quan, là một chiến lược vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng, Người khẳng định: Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN.
- Chiến lược “ Trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội: HCM quan niệm “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
- Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Người nói đến “ Lợi ích trăm năm” và xác định đây là một quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản, lâu dài nhưng cũng rất cấp bách. Để “trồng người”, có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục – đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sang cho thế hệ trẻ. Ngược lại giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu tới thế hệ trẻ. HCM nói về vai trò của giáo dục: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, dốt thì dại, dại thì hèn… Cho nên phải chống giặc dốt cũng như chống giặc đói, giặc ngoại xâm, giặc nội xâm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top