Câu 20. Trình bày cấu trúc logic của phép chứng minh.
Câu 20. Trình bày cấu trúc logic của phép chứng minh. Hãy cho biết vai trò của thông tin và nêu các phương pháp thu thập thông tin trong nghiên cứu khoa học?
Trả lời:
*Cấu trúc logic của phép chứng minh gồm 3 bộ phận hợp thành: luận điểm, luận cứ và phương pháp.
Luận điểm là điều cần chứng minh trong một đề tài nghiên cứu khoa học. Luận điểm trả lời câu hỏi: "cần chứng minh điều gì?" Về mặt logic học, luận điểm là một phán đoán mà tính chân xác của nó cần được chứng minh.
Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm. Luận cứ được xây dựng từ những thông tin thu được nhờ đọc tài liệu, quan sát bằng thực nghiệm. Luận cứ trả lời câu hỏi:" chứng minh bằng cái gì"? Về mặt logic, luận cứ là phán đoán mà tính chân xác đã được chứng minh và được sử dụng để chứng minh luận điểm.
Có 2 loại luận cứ:(luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn)
-luận cứ lý thuyết là các luận điểm khoa học bao gồm các tiên đề, định lí, định luật, quy luật đã được khoa học chứng minh là đúng.
-luận cứ thực tiễn là các sự kiện được nhà nghiên cứu thu thập từ trong thực tế bằng cách quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác thông tin từ các nghiên cứu của đồng nghiệp.
Phương pháp: là cách thức được sử dụng để tìm kiếm luận cứ và tổ chức luận để chứng minh luận điểm, gồm tìm kiếm luận cứ, chứng minh độ chân xác của bản thân luận cứ và sắp xếp luận cứ để chứng minh giả thuyết. Để làm được việc đó phải trả lời câu hỏi: "Chứng minh bằng cách nào?"
Để có được thông tin luận cứ thì cần phải có:
+Cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung nghiên cứu
+Tài liệu thống kê và kết quả của đồng nghiệp đi trước
+Kết quả quan sát hoặc thực nghiêm của bản thân người nghiên cứu
Để thu thập thông tin thì cần phải:
+Lựa chọn phương pháp tiếp cận để thu thập thông tin
+Thu thập thông tin
+Sắp xếp thông tin để chứng minh giả thuyết khoa học.
*Vai trò của thông tin:hình thành các luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học, đem lại độ tin cậy cho toàn bộ công trình khoa học.
*Các phương pháp thu thập thông tin: (4pp):
-Nghiên cứu tài liệu: là pp gián tiếp, ko tiếp xúc vs đối tượng khảo sát.
-PP phi thực nghiệm: thu trực tiếp trên đối tượng khảo sát nhưng ko tác động lên nó.
-PP thực nghiệm: thu trực tiếp và có tác động gây biến đổi đối tượng và môi trường quanh đối tượng khảo sát.
-PP trắc nghiệm: thu thập thông tin có tác động gây biến đổi các biến của mt khảo sát, ko gây biến đổi thông số trạng thái của đối tượng khảo sát.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top