cau 2 tthcm
Câu 2. Tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc. Phân tích một nội dung mà sinh viên hiểu sâu sắc nhất
Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng HCM trong thời đại cách mạng vô sản đầu thế kỷ XX có mấy luận điểm sau:
- Độc lập, tự do là quyền thiên liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc
- Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn của đất nước
- Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
Phân tích luận điểm 3 “Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế”
Dưới ánh sáng của CNMLN khi HCM bàn đến vấn đề dân tộc và cahcs mạng giải phóng dân tộc thì độc lập dân tộc phải gắn với CNXH, mối quan hệ dân tộc và giai cấp được đặt ra
Vấn đề dân tộc bao giờ cũng được nhận thức bà giải quyết theo lập trường của một giai cấp nhất định. Theo quan điểm của CNMLN, chỉ trên lập trường của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác – Angghen đã đề cập mối quan hệ dân tộc và giai cấp: cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, ở giai đoạn đầu của nó là mang tính chất dân tộc. Mác kêu gọi “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành giai cấp dân tộc… không phải mang theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”. Cũng theo Mác – Angghen, chỉ có giai cấp vô sản mới thống nhất được lợi ích dân tộc, lợi ích của mình với các lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Chỉ có xóa bỏ áp bức, bóc lột giai cấp thì mới xóa bỏ áp bức dân tộc, đêm lại độc lập thật sự cho dân tộc mình và cho dân tộc khác. Tuy nhiên, Mác và Angghen không đi sâu nghiên cứu vấn đề dân tộc vì ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản, đối với Mác, vấn đề dân tộc chỉ là thứ yếu so với vấn đề giai cấp
Thời đại Lenin, khi CNDQ đã trở thành một hệ thống thế giới, cách mạng gải phóng dân tộc trở thành bộ phần của cách mạng vô sản, Lenin mới phát triển vấn đề dân tộc thành học thuyết về cách mạng thuộc địa. Lenin cho rằng, cách mạng vô sản ở chính quốc không thể giành thắng lợi nếu không liên minh với cuộc đấu tranh vủa các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Khẩu hiệu của Mác được bổ sung: “vô sản toàn thế giới và cá dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”. Lenin đã thực sự “đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa”
HCM, từ chủ nghĩa yêu nước đên với CNMLN, đã nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. HCM nêu, các nước thuộc địa phương Đông không phải làm ngay cách mạng vô sản, mà trước hết giành độc lập dân tộc. Có độc lập dân tộc rồi mới bàn đến cách mạng XHCN. Từ thực tiễn của đấu tranh cách mạng, NAQ đã phê phán quan điểm cảu các đảng công sản Tây Âu không đánh giá đúng vai trò, vị trí, tương lai của cách mạng thuộc địa, và NAQ đi đến luận điểm: “Các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức mình là chính, đồng thời phải biết tranh thủ sự đoàn kết, sự ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để đấu tranh giành độc lập cho dân tộc; từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng XHCN”. Tư tưởng HCM về kết hợp dân tộc với giai cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với CNXH thể hiện một số điểm sau:
- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. HCM thấy rõ mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp của giai cấp vô sản. “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của cách mạng thế giới”
Năm 1930, trong chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, HCM xác định con đường của cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng dể đi tới xã hội cộng sản
Năm 1960, HCM xác định “chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ”. Tư tưởng HCM về sự gắn bó giữa độc lập dân tộc và CNXH vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.. Do đó “giành được độc lập rồi mới phải tiến lên CNXH, vì mục tiêu của CNXH là làm sao cho dân giàu, nước mạnh, là mọi người đc ăn no, mặc ấm, sung sướng tự do.” HCM nói, yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH, vì có tiến lên CHXH thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa yêu nươc hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
- Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. HCM không chỉ đấu tranh cho độc lập dân tộc mình mà còn đấu tranh chao tất cả các dân tộc bị áp bức. “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do, độc lập thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. HCM nêu cao tinh thần tự quyết của dân tộc, song không quyên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình trong việ cgiueps đỡ các đản cộng sản ở một số nước Đông Nam Á, ủng hộ nhân dân Trung Quốc chống Nhật, ủng hộc Lào và Camphuchia chống Pháp. “giúp bạn là tự giúp mình”, bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top