Câu 2. Trình bày cấu tạo và hoạt động của loa điện từ?
a. Cấu tạo
Loa điện từ còn gọi là loa kim hình trên đây trình bày cấu tạo của loa điện từ
Trong đó: a là nam châm, b là cuộn dây, c là lưỡi gà, d là màng loa bằng giấy, đ là sườn loa, e là hai miếng sắt chữ U, f là các miếng sắt non, g là cần câu, một đầu gắn vào lưỡi gà, một đầu gắn vào chóp nón loa.
b. Hoạt động
Nam châm có thể là hình trụ hay hình móng ngựa. Bộ phận động cơ của loa có thể lắp ở phía sau nón loa như trong hình trên, có thể lắp trên giá gỗ ở phía nón loa.
Khi chưa có dòng điện âm tần chạy qua cuộn dây thì cuộn dây và lưỡi gà nằm trong một từ trường không đổi của nam châm. Khi dòng diện âm tần chạy qua cuộn dây loa thì tạo nên từ trường biến đổi. Lưỡi gà nằm trong từ trường này, nên bị rung động theo tần số của dòng điện chạy qua cuộn dây. Hệ thống cần câu này truyền rung động này tới màng loa. Mang loa rung động và phát ra âm thanh.
Loa điện từ có cấu tạo đơn giản, nhưng chất lượng kém tiếng trầm bổng đều bị cắt và hay bị hỏng vặt do lưỡi gà bị hút về một bên, kêu vè vè …
Các loa điện từ dùng trong truyền thanh có công suất danh định 0,25VA; trở kháng danh định 3600W (đo ở 400Hz) đáp tuyến tần số từ 200 – 2000Hz chênh lệch 20 dB, hệ số méo không đường thẳng 15% (ở 400Hz). Hiện nay trên thế giới đã loại bỏ loa này và trên mạng lưới truyền thanh ở nước ta, nó cũng dần dần bị thay thế bằng loa điện động.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top