câu 2:tính toán cho cây trồng cạn

Câu: Chế độ tưới là gì? Cách tính toán cho cây trồng cạn?

TL:

* Chế độ tưới: Tưới là một vấn đề trong công tác điều tiết nước mặt ruộng nhằm cung cấp thỏa mãn yêu cầu về nước trong quá trình sinh trưởng của cây trồng. Trong điều kiện tự nhiên nhất định như thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất thủy văn, đối với một số loại cây trồng nhất định sẽ có một yêu cầu về cung cấp nước theo một chế đọ nhất định gọi là chế độ tưới.

* Chế độ tưới cho cây trồng cạn:

+ Đặc điểm: 

- Là cây trồng phát triển trên môi trường ẩm.

- Tạo cho tầng đất nuôi cây một độ ẩm nhất định giữa độ ẩm max và min thích hợp.

- Phải căn cứ vào chiều sâu tập trung của bộ rễ và tình hình hoạt động của vi sinh vật ở trong đất để xác định tầng đất ẩm. Như ậy tầng đất nuôi cây thay đỏi theo từng thời kỳ sinh trưởng của cay trồng( sự phát triển của bộ rễ)

Beta max: độ ẩm tối đa thích hợp của cây trồng.

Beta min: độ ẩm tối thiểu thích hợp của cây trồng.

+ Cơ sở và phương pháp tính toán

Cơ sở để tính toán là dựa trên PT cân bằng nước MR:

∑mi =(Whi+Wci)-(Woi+∑Poi+∆WHi +Wni)

∑mi :Tổng lượng nước cần tưới trong thời đoạn (m3/ha)

Whi: Lượng nước hao trong thời đoạn tính toán (m3/ha)      

          Whi = 10*ETc*ti

ETc : Cường độ bốc hơi MR (hoặc c/độ nước hao: mm/ngày)

ti:   Thời gian hao nước (số ngày) 

 Wci : Lượng nước cần trữ trong tầng đất canh tác ở cuối thời đoạn tính toán (m3/ha)

Wci=10*βci*Ɣk*Hi  (m3/ha)

hoặc Wci=10*βci*A*Hi (m3/ha)

Ɣk : Dung trọng khô của đất     (T/m3)

  A: Độ rỗng của đất theo % thể tích đất.

 Hi: Chiều dầy tầng đất canh tác tại thời đoạn t2 thứ i

 βci : Độ ẩm của đất ở cuối thời đoạn tính toán thứ i (Tính  theo % của Ɣk hoặc A)

Wci khống chế theo điều kiện:Wβmini<= Wci<= Wβmaxi

 Wβmaxi= 10*Ɣk*βmaxi*Hi       (m3/ha)

          hoặc   Wβmaxi= 10*A*βmaxi*Hi     (m3/ha)

Wβmini= 10.Ɣk*αmaxi *Hi                 (m3/ha)

hoặc Wβmini= 10*A*βmini*Hi                  (m3/ha)

Woi: Lượng nước sẵn có trong đất đầu thời đoạn tính toán:

   Woi=10* Ɣk*βoi*Hoi (m3/ha)

hoặc     Woi=10*A*βoi*Hoi  (m3/ha)

∑Poi: Lượng mưa cây trồng SD được trong thời đoạn tính:

∑poi=10*∑αi*Ci*Pi    (m3/ha)

Pi: Lượng mưa thực tế rơi xuống ruộng (mm)

Ci: Hệ số biểu thị phần nước mưa có thể ngấm xuống đất,     xác định theo thực nghiệm: Ci = 1 - si

si: Hệ số dòng chảy, xác định theo thực nghiệm.

αi:Hệ số sử dụng nước mưa, thông qua tính toán xác định.

∆WHi: Lượng nước mà cây trồng SD được do sự gia tăng chiều sâu tầng đất canh tác vì rễ cây ngày càng phát triển.

     ∆WHi=10*Ɣk*βoi*(Hi-Hi-1)     (m3/ha)

          hoặc     ∆WHi=10*A*βoi*(Hi-Hi-1)(m3/ha)

Wni: Lượng nước ngầm dưới đất mà cây trồng có thể SD được do tác dụng mao quản leo làm cho cây trồng hút được.

          Khi thiếu tài liệu thực nghiệm có thể x/đ theo hệ thức:

 Wni=Kni*ETc

Trong đó: Kni là hệ số SD nước ngầm, phụ thuộc độ sâu mực nước ngầm và loại đất

+ Xác định chế độ tưới

Chính là giải hệ PT:

                ∑m=(Whi+Wci)-(Woi+∑Poi+∑∆WHI+Wni)

                 Wβmini<= Wci <= Wβmaxi (ĐK ràng buộc)

- PT có hai ẩn: m và Wci =>phải giải đúng dần.

-         Giả thiết m

-         Tính Wci . Kiểm tra ĐK ràng buộc.

•         Có thể giải bằng 2 cách:

a)    Phương pháp giải tích

b)    Phương pháp đồ thị

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mai#xinh