Câu 2 : Thế nào là LLSX , QHSX, Cơ sở hạ tầng , kiến trúc thượng tầng.

Câu 2 : Thế nào là LLSX , QHSX, Cơ sở hạ tầng , kiến trúc thượng tầng.
Trình bày quy luật QHSX phù hợp sự phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
Trả lời :
LLSX : là nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế xã hội , hình thái kinh tế xã hội khác nhau có LLSX khác nhau
QHSX : là quan hệ cơ bản , ban đầu và quyết định  tất cả mọi quan hệ xã hội khác
Cơ sở hạ tầng : là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội nhất định.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan niệm chính trị , pháp quyền , triết học , đạo đức , tôn giáo , nghệ thuật… cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước , đảng phái , giáo hội, các đoàn thể xã hội .. được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Quy luật QHSX phù hợp với LLSX được tóm tắt như sau :
Quy luật QHSX phù hợp với LLSX là một quy luật cơ bản của xã hội , hoạt động trong lĩnh vực vật chất –kinh tế đời sống xã hội.
LLSX và QHSX là hai mặt phương thức sản xuất chúng tồn tại không rời nhau , tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng , tạo thành quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX . Trình độ của lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh phục thiên nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ sản xuất gắn liền với tính chất của lực lượng sản xuất. Sự vận động , phát triển của LLSX quyết định và làm thay đổi QHSX phù hợp với nó. Khi một phương thức sản xuất mới ra đời nó có một LLSX ở một trình độ phát triển nhất định và phù hợp với trình độ đó của LLSX , trong xã hội tất yếu có một QHSX tương ứng , khi đó QHSX phù hợp với trình độ của LLSX . Xong sự phát triển của LLSX tới một trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù hợp , trở thành không phù hợp với sự phát triển của LLSX. Khi đó QHSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX . Yêu cầu khách quan của sự phát triển LLSX tất yếu dẫn đến thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX để thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển.
LLSX quyết định QHSX , nhưng QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của LLSX . QHSX quy định mục đích của sản xuất , tác động đến thái độ con người trong lao động sản xuất , đến tổ chức phân công lao động xã hội , đến sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ…. QHSX phù hợp trình độ phát  triển của LLSX  thì là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển . Ngược lại QHSX lỗi thời thì kìm hãm sự phát triển của LLSX . Khi QHSX cũ kìm hãm sự phát triển của LLSX thì theo quy luật sẽ được thay thế bằng QHSX mới phù hợp trình độ phát triển của LLSX để thúc đẩy LLSX phát triển. Quy luật QHSX phù hợp với LLSX là một quy luật phổ biến , tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử của nhân loại.
Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng(KTTT).
Vai trò quyết định của cơ sở : CSHT và KTTT là hai mặt của đời sống xã hội , chúng thống nhất biện chứng cho nhau , trong đó CSHT đóng vai trò quyết định đối với KTTT , được thể hiện : 
+ Mỗi CSHT sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó . TÍnh chất của KTTT là do tính chất CSHT quyết định , trong xã hội có gia cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong kinh tế , cũng quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị tư tưởng , cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện những đối kháng trong đời sống kinh tế.
+  Khi CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng thay đổi theo. C.Mác viết “ Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”
+ Sự thay đổi của CSHT dẫn đến làm thay đổi KTTT diễn ra rất phức tạp. Trong đó những yếu tố quyết định KTTT thay đổi nhanh chóng cùng với sự thay đổi của CSHT.
Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT
+ Tuy CSHT quyết định sự thay đổi của KTTT , song KTTT cũng có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động phát triển và tác động một cách mạnh mẽ đối với CSHT.
+ Tất cả các yếu tố cấu thành KTTT đều có tác động tới CSHT . Trong xã hội có giai cấp các yếu tố tác động mạnh nhất tới CSHT đó là bộ máy tập trung của giai cấp thống trị về kinh tế.  Các yếu tố khác của KTTT như triết học , tôn giáo … cũng có tác động tới CSHT nhưng chúng bị nhà nước , pháp luật chi phối.
+ Trong mỗi chế độ xã hội ,sự tác động của bộ phận kiến trúc thượng tầng không bao giờ theo một xu hướng. Một giai cấp chỉ có thể giữ vững được sự thống trị về kinh tế chừng nào xác lập và củng cố được sự thống trị chính trị , tư tưởng.
+ Sự tác động của KTTT đối với CSHT diễn ra theo hai chiều. Nếu KTTT tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển , nếu tác động ngược lại , nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #aaaaaaaaaaa