Câu 2: quá trình naq chuẩn bị các điều kiện tt, tổ chức, chính trị cho việc thành lập đảng. Quá trìn

Câu 2: quá trình naq chuẩn bị các điều kiện tt, tổ chức, chính trị cho việc thành lập đảng. Quá trình tìm đường cứu nước có khác gì với các bậc tiền bối:

- Sau khi tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc vn thì naq đã hoạt động say sưa ko mệt mỏi trong việc truyền bá CN MLN vào vn. Năm 1921, được sự giúp đỡ của đcs pháp, người đã sáng lập hội liên hiệp các thuộc địa ở pháp, xd tình đoàn kết chống thực dân pháp. Năm 1921-1922, người cho xuất bản nhiều sách báo như: người cùng khổ, nhân đạo, bản án chế độ thực dân pháp, những tác phẩm này được người bí mật đưa về nước để bước đầu truyền bá CN MLN vào vn và tiếp tục kêu gọi ý thức giải phóng dân tộc.

- Tháng 6. 1923, người rời pháp đi liên xô để dự đại hội quốc tế nông dân với tư cách là đại biểu của quốc tế 3, sau đó người ở lại liên xô làm việc cho quốc tế cộng sản. Tháng 7.1924, naq dự đại hội 5 của quốc tế cộng sản. Tại đây người đã đọc bản tham luận về mối quan hệ giữa cm thuộc địa và cm chính quốc. Người đặt cm thuộc địa ngang với cm chính quốc: giống như 2 cánh chim của một con chim. Người ví chủ nghĩa đế quốc như " một con đỉa có 2 vòi" nên cm thuộc địa phải gắn chặt với cm chính quốc. Nhờ đó quốc tế 3 đã đề ra một loạt nghị quyết quan trọng cho cm thuộc địa.

- Tháng 11.1924, người rời liên xô về quảng châu trung quốc, đây là con đường naq xác định từ sớm "đối với tôi câu trả lời đã rõ là về nước, tập hợp quần chúng, giáo dục họ, rèn luyện và đưa họ ra hoạt động cm:

- Tháng 6.1925, trên cơ sở là người sáng lập ra hội vn cm thanh niên để đào tạo và truyền bá cn MLN vào vn để chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính đảng vô sản. Từ 1925-1927, hội vn cm thanh niên đã mở lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cm vn. Người đã xuất bản tác phẩm "đường cách mệnh" chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cm vn là cm giải phóng dân tộc mở đường tiến lên xhcn. Người khẳng định " muốn thắng lợi thì cm phải có đảng lãnh đạo, đảng có vững cm mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy". Về phương diện cm, người nhấn mạnh đến việc giác ngộ và tổ chức quần chúng cm, phải làm cho quần chúng hiểu rõ mục đích trước cm, biết đồng tâm hiệp lực để đánh đổ giai cấp áp bức mình.

- Sau khi người sang thái lan, phong trài công nhân phát triển mạnh theo khuynh hướng chính trị vô sản. Năm 1929 hình thành nên 3 tổ chức cộng sản điều đó chứng tỏ ở vn dù đã có đủ điều kiện để ra đời một chính đảng, có nghĩa phong trào công nhân đạt tới đỉnh cao của tinh thần tự giác, phong trào yêu nước chuyển hẳn sang khuynh hướng chính trị vô sản. Tuy nhiên 3 tổ chức hoạt động riêng rẽ, đối lập nhau gây khó khăn cho cho cm, do đó yêu cầu cấp thiết của lich sử là phải hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một chính đảng. Trước tình hình đó, naq đã xuất hiện kịp thời để làm công tác hợp nhất. Ngày 3-7.2.1930 tại cửu long-hương cảng-trung quốc, ĐCSVN chính thức ra đời. Như vậy, naq đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến cn MLN, đã tìm được con đường đi đúng đắn cho cm vn- con đường cm vô sản và đưa con đường đó về với dân tộc vn.

- Sự khác biệt trong con đường cứu nước của naq và các bậc tiền bối:

+ sự khác biệt trong sự lựa chọn con đường cứu nước của naq so với các bậc tiền bối như phan chu trinh, phan bội châu là hành trang. Hành trang mà phan chu trinh, phan bội châu mang theo đó là sự phát huy truyền thống yêu nước, của dân tộc để cố gắng tổ chức và vận động quyên góp tiền của của đồng bào. Nhưng khác hẳn với các bậc tiền bối đi trước, hành trang mà hcm mang theo đó là hai bàn tay trắng bôn ba khắp thế giới tự kiếm sống để cứu nước, một ý chí sắt đá, một niềm tin mãnh liệt và một trái tim chứa đựng lòng yêu nước gắn liền với lòng thương dân.

+ Sự khác biệt còn được thể hiện ở mục đích của việc lựa chọn con đường. Đối với các bậ tiền bối thì chủ trương "ỷ pháp cầu tiến bộ" khai thông dân trí...chẳng qua là xin pháp rủ lòng thương. Còn hcm đã sớm nhận ra hạn chế của người đi trước, người định ra một hướng đi mới, sang nước ngoài để tìm hiểu đường đi độc lập dân tộc, tự do, bình đẳng, bác ái của pháp mà pháp vẫn rêu rao thực chất là ntn. Đây là một mục đích hết sức táo bạo của hcm.

+ Sự khác biệt còn được thể hiện ở cách đi. Đối với PBC, PCT đại diện cho cả một dân tộc đi như những sĩ phu, người trí thức, một nguyên thủ quốc gia. Con đường và cách đi của hcm lại là một nét mới lạ. Không như những bậc tiền bối, người ra đi với tư cách là người lao động chân chính cho dù bản thân cũng là tri thức. Người đã làm rất nhiều công việc như phụ bếp, thợ chụp ảnh, thợ đốt lò...

+Sự khác biệt còn thể hiện ở hướng đi. Do chưa xác định được kẻ thù của dân tộc nên các bậc tiền bối đã chọn hướng đi sang phương đông để tìm điểm tương đồng rồi quay lại với đồng bào giải phóng dân tộc nhưng đã thất bại. Còn hcm cho rằng hy vọng cầu viện nhật để đánh pháp là " đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau". Nhìn sang các nước phương đông người cảm thấy ko hy vọng. Người quyết định sang phương tây, nơi có nhiều điều mới lạ cần biết và sang để tìm kiếm kẻ thù.

+ Sự khác biệt cuối cùng là ở hình thức đấu tranh. Đối với các bậc tiền bối, các phong trào nổ ra chỉ xung quanh 2 con đường là quân chủ và dân chủ, xung quanh 2 phương pháp cm và cải lương mà ko có sự lựa chọn dứt khoát cho con đường đi của cm vn. Còn hcm cho rằng, phong trào của nước ta muốn giành thắng lợi phải đi theo một con đường đó mới là con đường mới đó là cm vô sản và bạo lực cm. Theo người đoàn kết ko chỉ dừng lại ở dân tộc mà là trên tất cả các nước trên thế giới, phải biết sốc dậy sức mạnh toàn dân.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: