CÂU 2 Oshima
CÂU 2
Hãy nêu nội dung mô hình hai khu vực của Harry T . Oshima ?Theo bạn nước ta cần áp dụng mô hình hai khu vực của Harry T . Oshima như thế nào trong phát triển kinh tế
a) Giai đoạn bắt đầu của quá trình tăng trưởng
· Tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp.( đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xen canh, tăng vụ trồng thêm rau, quả, cây lấy củ, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp)
· Việc tăng sản lượng nông sản sẽ mở rộng xuất khẩu lương thực nhằm có thêm ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
· Dấu hiệu kết thức giai đoạn này là khi chủng loại nông sản sản xuất ra ngày càng nhiều với quy mô lớn, nhu cầu cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và xuất hiện yêu cầu chế biến nông sản với quy mô lớn nhằm tăng cường tính chất hàng hóa trong sản xuất nông sản đặt ra vấn đề phát triển ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ với quy mô lớn.
b) Giai đoạn hai: Hướng tới việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp.
· Đầu tư phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo chiều rộng:
- Nông nghiệp: tiếp tục thực hiện đa dạng hóa sản xuất cây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp, thực hiện sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, xen canh, tăng vụ, nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng lớn
- Công nghiệp: Phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống, đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ nhằm tăng cường số lượng việc làm và nâng cao tính hàng hóa; phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất nông cụ thường, nông cụ cầm tay, nông cụ cải tiến cho nông nghiệp, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, giống và các yếu tố đầu vào khác cho nông nghiệp
- Dịch vụ: các phương tiện vận tải, các hệ thống phân phối, các dịch vụ tài chính, tín dụng, bảo hiểm
· Dấu hiệu kết thúc giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng việc làm có biểu hiện lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao động, làm cho thị trượng lao động bắt đầu bị thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên.
c) Giai đoạn sau khi có việc làm đầy đủ: thực hiện phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm bớt cầu lao động.
Trong giai đoạn này là phải đầu tư phát triển theo chiều sâu trên toàn bộ các ngành kinh tế.
Nông nghiệp: cần hướng tới sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động và áp dụng phương pháp công nghệ sinh học nhằm tăng sản lượng, tiết kiệm thời gian cho người lao động trên đồng ruộng.
Công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu và hướng về xuất khẩu với sự chuyển dịch dần về cơ cấu sản xuất sản phẩm,giảm dần các ngành sản xuất có dung lượng lao động cao, tăng dần các ngành co dung lượng vốn cao, cầu lao động giảm nhưng sản lựng công nghiệp gia tăng.
Sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp được thực hiện xong nền kinh tế chuyển sang giai đoạn quá độ từ công nghiệp sang dịch vụ nếu hoàn thành xong giai đoạn này thì nền kinh tế phát triển vượt bậc cao nhất
Việt Nam áp dụng mô hình hai khu vực của Harry T . Oshima
Trước đây, nước ta là một nước thuần nông, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. tuy nhiên, các hoạt động sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính chất thời vụ, còn lại thời gian dư thừa của nông dân thường là thời gian nhàn rỗi. Vì vậy nông nghiệp tỏ ra không có hiệu quả.
Trước hết phải tập trung vào phát triển nông nghiệp và sử dụng lao động nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự điều hướng của nhà nước theo định hướng XHCN. Chúng ta không thể từ bỏ lĩnh vực truyền thống là sản xuất nông nghiệp để đi đến sản xuất công nghiệp hiện đại mà phát triển nông nghiệp một cách có kế hoạch, cân đối với cơ cấu nên kinh tế quốc dân. Nông nghiệp vẫn là mặt trận chủ lực của chúng ta. Chúng ta cần có nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo, lấy tiền đem về nguyên vật liệu, máy móc để phát triển nông nghiệp… tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Tập trung phát triển đồng bộ cho cả hai khu vực theo chiều rộng. Khi nền kinh tế tương đối phát triển, chúng ta tập trung đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại vò phục vụ sản xuất, chú trọng và đặc biệt quan tâm tới chất lượng sản phẩm, đào tạo các nguồn lao động có chất lượng cao. Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất trong nước, vận động người Việt dùng hàng Việt, giảm thiểu các mặt hàng nhập khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng sx kinh doanh thúc đẩy sự phát triển kinh tế nước nhà
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top