Câu 2: Luận cương chính trị tháng 10/ 1930

1.                      Hoàn cảnh lịch sử:

-  4/1930: sau thời gian học tập ở Liên Xô, Trần Phú được Quốc tế Cộng Sản cử về nước hoạt động.

-  7/1930: Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng

-  14- 30/10/1930: Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương họp lần thứ nhất tại Hương Cảng( Trung Quốc) do Trần Phú lãnh chủ trì:

+ Thông qua nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng; thảo luận Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng và điều lệ các tổ chức quần chúng

+ Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Đông Dương

+ Cử ra Ban Chấp Hành Trung ương chính thức và  cử Trần Phú làm Tổng Bí Thư.

2.                      Cơ sở ra đời của Luận Cương chính trị 10/1930:

-  Lí luận:

+ lí luận chủ nghĩa Mác- Lê nin

+các văn kiện của Quốc tế Cộng sản về cách mạng Việt Nam: Đề cương cách mạng thuộc địa, Bản chỉ thị về người Cộng sản ở Đông Dương,…

+ các văn kiện của Đảng CSVN và Hồ Chí Minh

-  Thực tiễn:

+ khảo sát phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân

+ tham khảo ý kiến các đồng chí Ban Chấp Hành Trung Ương lâm thời

3.                      Nội dung: 13 mục, 7 luận điểm

1/ Căn cứ:

LC phân tích đặc điểm tình hình xã hội thuộc địa nửa phong  kiến và nêu những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo => phân tích mâu thuẫn giai cấp gay gắt giữa thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với  địa chủ phong kiến và tư sản đế quốc ( đây là điểm hạn chế so với Cương lĩnh vì gọp chung 2 mâu thuẫn: mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp)

2/ Tính chất:

CM Đông Dương lúc đầu là cuộc CM tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế, sau khi hoàn thành CM TSDQ chúng ta sẽ tranh đấu đi lên CNXH không qua giai  đoạn TBCN ( giống Cương lĩnh: CM chia 2 giai đoạn: giành độc lập và đi lên CNXH. Sâu sắc hơn Cương lĩnh: chỉ ra giai đoạn dự bị là CMTSDQ và phương hướng tiến lên là CNXH)

3/ Nhiệm vụ: + chống phong kiến: thực hiện cách mạng ruộng đất cho nông dân

                    + chống đế quốc:  đánh đổ đế quốc Pháp

Hai nhiệm vụ có mối quan hệ khăng khít.

LC đặt vấn đề chống phong kiến lên hàng đầu: “ vấn đề thổ địa là cái cốt của CMTSDQ” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.

ð                     Nặng về đấu tranh  giai cấp, ruộng đất, không thấy được quan hệ đế quốc –phong kiến cấu kết.

4/ Lực lượng CM: + công nhân và nông dân là 2 động lực chính

                     + giai cấp vô sản vừa là động lực chính vừa là giai cấp lãnh đạo,có giai cấp vô sản lãnh đạo thì CM  mới thành công

                     + chỉ ra và phân tích các thành phần xã hội không là lực lượng CM như tư sản thương nghiệp, tư sản công nghiệp, tiểu tư sản( TTS trí thức, TTS thương gia, TTS thủ công nghiệp,…)…

Chỉ có phần tử lao khổ đô thi như người bán rong, thợ TCN nhỏ, trí thức thất nghiệp ,… mới đi theo CM

ð                     Hạn chế: phủ nhận vai trò cách mạng của tiểu tư sản, tư sản thương nghiệp,…ngoài công- nông, do đó khoong mở rộng được liên kết lực lượng CM

5/Phương pháp CM: giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng ( tổng hợp đấu tranh chính trị và vũ trang CM, đây là điểm sâu sắc hơn Cương lĩnh)

6/ Mối quan hệ biện chứng CM Đông Dương và CM thế giới: CM Đông Dương là một bộ phận của CMVS thế giới => giai cấp VS Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với GCVS thế giới, trước hết là GCVS Pháp, và phải mật thiết liên lạc với phong trào CM ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa=> mở rộng và tăng cường lực lượng cho Cm Đông Dương ( Đây là điểm sâu sắc hơn)

7/ Vai trò lãnh đạo của Đảng: sự lãnh đạo của Đảng CS là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của CM

Nêu những nguyên tắc lớn trong công tác xây dựng Đảng

-lấy CN M-l làm nền tảng tư tưởng

-Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật, tập trung, nghiêm minh, có mối quan hệ mật thiết với quần chúng và trưởng thành qua đấu tranh

-đấu tranh với mục đích cuối cùng là CNCS

4. So Sánh với Cương lĩnh:

- Những điểm thống nhất:

+ tính chất:  làm CMTSDQ trước, sau đó tiến lên làm CMXHCN bỏ qua giai đoạn CMTS

+nhiệm vụ:

2 nhiệm vụ chống đế quốc giành độc lập dân tộc và chống phong kiến giành ruộng đất cho người cày

+ động lực và lực lượng CM: gc VS và nông dân là 2 động lực chính, gc CN là gc lãnh đạo

+phương pháp CM: bạo lực CM, huy đọng sức mạnh quần chúng

+đoàn kết quốc tế: CMVN( CM ĐD) là bộ phận CMTG

+ khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng

               -Sâu sắc hơn:

                   + tính chất CM: LC chỉ ra CMTSDQ chỉ là thời kỳ dự bị để làm CMXH, còn CMXHCN là phương hướng tiến lên

                   + phương hướng CM: kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang CM tạo nên sức mạnh tổng hợp

      + đoàn kết quốc tế: chỉ ra mối quan hệ biện chứng CMVN và CMTG

      + chỉ ra nguyen tắc lớn trong công tác xây dựng Đảng

  -hạn chế:

     + không nêu được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc VN và đé quốc Pháp nên không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu

  + không đánh giá đúng vai trò CM của tầng lớp TTS, phủ nhận mặt tích cực của TS dân tộc, chưa thấy được khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong CM GPDT, từ đó LC không đề ra chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai

5.ý nghĩa của LC:

- khẳng định lại nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược CM mà Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt đã nêu ra

-LC vận dụng CN M-L vào hoàn cảnh cụ thể Đông Dương, vạch ra con đường chống ĐQ  và PK, đáp ứng đòi hỏi của  phong trào CMVN

6.Nguyên nhân của hạn chế:

-  Trần Phú mới về nước thời gian ngắn nên chưa nắm vững đặc điểm xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở VN lúc bấy giờ

-  Do nhận thức máy móc giáo điều về vấn đề dân tộc và giai cấp trong CM ở thuộc địa

-  Do ảnh hưởng trục tiếp của khuynh hướng tả của QTCS và một số Đảng CS trong thời gian đó.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: