Cau 2- hoat dong dau tu

a) Khái niệm

- Hoạt động đầu tư nói chung là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm thu được các lợi ích dưới các hình thức khác nhau.

Ví dụ: đầu tư mua sắm thêm MMTB, nguyên vật liệu để mở rộng quy mô sản xuất; đầu tư vào thị trường chứng khoán; đầu tư vào bất động sản...

- Hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng các tài sản cố định gọi là đầu tư XDCB.

Ví dụ: đầu tư để xây dựng nhà cửa, đầu tư để xây dựng các tuyến đường, các cây cầu...

b) Vai trò của đầu tư

- Tạo tiền đề vật chất cho việc xây dựng.

- Tạo ra TSCĐ mới cho nền KTQD.

- Tạo ra sự thay đổi căn bản làm tăng năng lực sản xuất của các ngành kinh tế.

- Góp phần cân đối lại lực lượng lao động, phân bố hợp lý sức sản xuất.

- Quy mô và cấp độ đầu tư cơ bản còn phản ánh quy mô, tốc độ phát triển của nền KTQD.

2.1.2 PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

- Để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư người ta có thể phân loại chúng theo các tiêu chí khác nhau.

a) Theo chủ đầu tư (ai đầu tư)

- Chủ đầu tư là nhà nước.

- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp.

- Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ.

b) Theo đối tượng đầu tư (đầu tư cho cái gì)

- Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất và cho các lĩnh vực hoạt động khác.

- Đầu tư cho tài chính. Ví dụ như: mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay...

c) Theo nguồn vốn (tiền từ đâu ra)

- Vốn nhà nước, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của DN nhà nước và các vốn khác do nhà nước quản lý.

- Vốn hỗ trợ và phát triển chính thức (ODA).

- Vốn tín dụng thương mại.

- Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của các DN nhà nước.

- Vốn đóng góp của nhân dân.

- Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).

- Các nguồn vốn khác hoặc các nguồn vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn vốn.

d) Theo cơ cấu đầu tư (đầu tư như thế nào)

- Đầu tư theo các ngành kinh tế.

- Đầu tư theo vùng lãnh thổ.

- Đầu tư theo các thành phần kinh tế.

e) Theo góc độ tái sản xuất TSCĐ

- Đầu tư mới (xây dựng, mua sắm TSCĐ loại mới).

- Đầu tư lại (thay thế, cải tạo TSCĐ hiện có).

f) Theo góc độ trình độ kỹ thuật

- Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.

+ Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất với kỹ thuật lập lại như cũ.

+ Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư vào việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến với quy mô sản xuất như cũ.

- Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư.

g) Theo thời đoạn kế hoạch

- Đầu tư ngắn hạn (thời gian đầu tư <= 1 năm).

- Đầu tư dài hạn (thời gian đầu tư > 1 năm).

h) Theo tính chất và quy mô của dự án

- Các dự án quan trọng quốc gia không kể mức vốn đầu tư.

- Dự án nhóm A

- Dự án nhóm B

- Dự án nhóm C

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #leea