Câu 2: Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 2: Cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Bối cảnh lịch sử
- Tình hình thế giới:
+ Giữa thế kỉ 19 học thuyết Mác ra đời, phát triển và được truyền bá rộng rãi.
+ Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
+ 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
+ Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đầu thế kỉ 20 phát triển nhưng chưa nơi nào dành thắng lợi.
- Tình hình Việt Nam
+ Thực dân Pháp xâm lược và thống trị tàn bạo đã làm cho xã hột Việt Nam biến đổi sâu sắc toàn diện, xã hội Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa nủa phong kiến do đó mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với thực dân Pháp và tay sai phản động ngày càng gay gắt.
+ Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam xuất hiện nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng đều thất bại do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và không phản ánh được xu thế phát triển của thời đại.
Như vậy đầu thế kỷ 20, Việt Nam lâm vào tình trạng bế tắc về con đường cứu nước và thực tiễn đặt ra 1 yêu cầu bức thiết là tìm ra một con đường đúng đắn để đáp ứng yêu cầu của dân tộc và thời đại.
b) Tiền đề lý luận
- Giá trị truyền thống dân tộc:
+ Chủ nghĩa yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất để gìn giữ nước, đây là nét chú chủ yếu, đặc sắc nhất, rõ nét nhất trong tư tưởng HCM, nó cũng là điểm xuất phát và là nguồn gốc sâu xa của tư tưởng HCM, là hành trang lớn nhất trong con đường tim đường cứu nước của HCM
+ HCM còn tiếp thu giá trị truyền thống DTVN, truyền thống VHVN như truyền thống nhân nghĩa, đoàn kết, tinh thần khoan dung thủy chung, lạc quan yêu đời, trọng trí thức, quý hiền tài nhân dân,
- Văn Hóa phương Đông:
+ Người đã tiếp thu tư tưởng của nho giáo một cách có chọn lọc, hay nói cách khác Người đã chắt lọc những mặt tích cực, loại bỏ tiêu cực xây dựng Xã hội mới tốt đẹp.
+ HCM đã kế thừa những mặt tích cực, hợp lý của Phật giáo như: tư tưởng về cứu khổ cứu nạn, đề cao lao động, chống lười biếng, chủ trương thực hiện bình đẳng trong xã hội.
+ HCM cũng tìm thấy ở “chủ nghĩa Tam dân” của Tôn Trung Sơn những điều phù hợn với điều kiện của cách mạng nước ta đó là tư tưởng dân chủ tiến bộ “đó là dân tộc được độc lập, dân quyền được tự do, dân sinh được hạnh phúc”.
- Văn hóa phương Tây
+ HCM đã nghiên cứu những tư tưởng của Croxo, Monte, Vonte… và tiếp thu tinh thần dân chủ
+ Sau này khi nghiên cứu tuyên ngôn độc lập của Cách mang Mỹ, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp, HCM đã nhận thức được tính tất yếu về quyền con người, quyền dân tộc mà 2 cuộc cách mạng đó đã sáng lập.
- Chủ Nghĩa Mác Lê-nin: là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng HCM, là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng HCM. CN Mác Lê nin đã cho HCM:
+ Thế giới quan khách quan, nhân sinh quan cách mạng
+ Phương pháo duy vật biện chứng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top