Cau 2 chu nghia duy tam chu nghia duy vat

Câu 2: Thế nào là chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm: các hình thức của chủ nghĩa duy vật chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học?

1. Chủ nghĩa duy vật Là 1 trường phái triết học quan niệm vật chấtt có trước, ý thức có sau và vật chất quyết định ý thứcCho đến nay, chủ nghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hính thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.

            - Chủ nghĩa duy vật chất phác  là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật cổ đại.   Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này   trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể và những kết luận của nó mang nặng tính trực quan nên ngây thơ chất phác. Tuy còn nhiều    hạn chế nhưng   chủ nghĩa duy vật cổ đại    về cơ bản là đúng vì nó đã lấy giới tự nhiên giải  thích giới tự nhiên

            - Chủ nghĩa duy vật siêu hình: là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ 15 và 18 và đỉnh cao là thế kỷ 17 -18. Đay là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp siêu hình, máy móc - phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo lên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. Tuy chưa phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo điển hình là thời kỳ chuyển từ đêm trường trung cổ sang thời kỳ phục hưng.

            - Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật do C.Mác và F.ăngghen xây dựng vào những năm 40 thế kỷ 19, sau đó được Lênin phát triển. Với sự kế thừa những tinh hoa của các học thuyết trước đó và sử dụng khá triệt để thành tực khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục mọi hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó, thể hiện là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.

2. Chủ nghĩa duy tâm

CHỦ NGHĨA DUY TÂM CHỦ QUAN : khuynh hướng của triết học duy tâm phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan, coi nó là một cái gì hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể quyết định. Cơ sở nhận thức luận của CNDTCQ là tuyệt đối hoá vai trò tích cực của chủ thể trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Những người theo CNDTCQ cho rằng thế giới bên ngoài (hiện thực) chỉ là cảm giác, tri giác, biểu tượng, ý thức của cá nhân, của chủ thể và không tồn tại bên ngoài ý thức của chủ thể. CNDTCQ đẩy tới giới hạn cuối cùng sẽ dẫn tới thuyết duy ngã. Các đại diện cổ điển của CNDTCQ là Beckơly (G. Berkeley), Hium (D. Hume), Fichtơ (J. G. Fichte). Ngay cả Kantơ (I. Kant) cũng phát triển những tư tưởng của CNDTCQ. CNDTCQ thế kỉ 19 - 20 có nhiều biến thể. Đó trước hết là những trường phái khác nhau của chủ nghĩa thực chứng (chủ nghĩa Makhơ, chủ nghĩa thực dụng...), chủ nghĩa hiện sinh... đều bắt nguồn từ triết học của Beckơly, Hium, Kantơ, vv. Hiện nay, những người theo CNDTCQ trước hết là những người thuộc các trường phái khác nhau của chủ nghĩa thực chứng có xu hướng gạt bỏ thứ chủ nghĩa chủ quan thể hiện quá gay gắt, nhằm thực hiện mưu toan tìm ra những tiêu chuẩn để lựa chọn "các chân lí có giá trị phổ biến". Bằng cách đó, người ta xoá bỏ dần ranh giới khá rõ rệt giữa CNDTCQ và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Những yếu tố của CNDTCQ và của chủ nghĩa duy tâm khách quan được kết hợp, chẳng hạn trong các trào lưu đa dạng của chủ nghĩa thực tại mới.

CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN : khuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm thừa nhận ý thức, tinh thần là tính thứ nhất (tính có trước), vật chất là tính thứ hai (tính có sau), và coi cơ sở đầu tiên của tồn tại không phải là ý thức cá nhân con người như theo quan niệm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, mà là một ý thức nào đó ở bên ngoài thế giới như "tinh thần tuyệt đối", "lí tính thế giới", vv. Về thực chất, "tinh thần tuyệt đối" chỉ là khái niệm được tuyệt đối hoá, tách khỏi vật chất đem đối lập với vật chất. Coi khái niệm là cái gì có trước so với các đối tượng vật chất, do đó, đã thần bí hoá những quan hệ hiện thực giữa các đối tượng với nhau. Chẳng hạn, Platôn coi những khái niệm chung là vĩnh viễn tồn tại trong "thế giới ý niệm", còn các sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất chỉ là những cái bóng mờ nhạt của ý niệm ấy. Hêghen cũng cho rằng "ý niệm tuyệt đối" tồn tại và phát triển đến mức độ nhất định thì sản sinh ra thế giới vật chất, và xã hội loài người chỉ là những "tồn tại khác" của "ý niệm tuyệt đối". CNDTKQ thường kết hợp với thần học và là cơ sở triết học độc đáo của tôn giáo. Ở phương Tây, nhiều trào lưu triết học tư sản hiện đại bắt nguồn từ triết học duy tâm khách quan của Thánh Tômat (Saint Thomas), Laibnit (G. W. Leibniz), Hêghen (G. W. F. Hegel) như chủ nghĩa Tômat mới, chủ nghĩa Hêghen mới.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: