Câu 2: Các nguyên tắc dạy học vận dụng vào môn toán
Câu 2: Các nguyên tắc dạy học vận dụng vào môn toán
1, Đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng và tính thực tiễn
Trong bản thân khoa học toán học cũng như trong môn toán ở nhà trường đã có sự thống nhất của tính khoa học, tính tư tưởng và tính thực tiễn. thạt vậy, tính khoa học vừa yêu cầu sự chính xác về mặt toán học, vừa yêu cầu sự chính xác về mặt triết học
Trang bị cho hs những tri thức toán học chính xác cũng là bồi dưỡng cho hs đức tính chính xác, một phẩm chất không thể thiếu của người lao động
Hình thành ở hs những phương pháp suy nghĩ và làm việc của khoa học toán học, chẳng hạn, cách thức xem xét sự vật trong trạng thái vận động và phụ thuộc lẫn nhau như ở khái niệm hàm, sự có ý thức về việc chuyển hóa từ thay đổi về lượng sang biến đổi về chất như ở giá trị của biệt số trong phương trình bậc hai, thì đó cũng là những phương pháp đúng đắn về mặt triết học, tức là phù hợp với thế giới quan duy vật biện chứng. làm như vậy cũng có tác dụng GD tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan.
Sự chính xác về triết học cũng đòi hỏi làm rõ mối liên hệ giữa toán và thực tiễn, điều này cũng thể hiện sự thống nhất của tính khoa học, tính tư tưởng và tính thực tiễn
Tuy nhiên sự thống nhất giữ tính khoa học toán học với tính khoa học triết học không có nghĩa lf lên lớp 1 giáo trình triết học trong bộ môn toán. Cách làm đúng đắn là thông qua việc dạy học toán mà hình thành cho hs những quan niệm, những phương thức tư duy và hoạt động đúng đắn, phù hợp với phép biện chứng duy vật, chẳng hạn coi thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lí, xem xét sự vật trong trạng thái vận động và trong sự tác động qua lại lẫn nhau, thấy rõ mlh giữa cái riêng và cái chung, giữa cụ thể và trừu tượng...
Cũng không nên để cho hs hiểu mlh giữa toán và thực tiễn 1 cách máy móc mà phải làm cho họ thấy những đặc thù của mlh này thể hiện ở tính phổ dụng, tính toàn bộ và tính nhiều tầng.
2, Đảm bảo sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng
Bản thân các tri thức khoa học nói chung và tri thức toán học nói riêng là 1 sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng. Muốn cho việc dạy học đạt hiệu quả tốt thì cần khuyến khích và tao điều kiện cho hs thường xuyên tiến hành 2 quá trình thuận nghịch nhưng liên hệ mật thiết với nhau, đó là trừu tượng hóa và cụ thể hóa.
Việc chiếm lĩnh một nội dung trừu tượng cần kèm theo sự minh họa nó bởi những cái cụ thể, chẳng hạn khái niệm hàm số được minh họa bởi những mlh giữa diện tích hình tròn và bán kính, giữa đường đi với thời gian trong chuyển động đều có vận tốc không đổi. nếu không có sự cụ thể hóa thì cái trừu tượng trở thành hình thức trống rỗng
Mặt khác, khi làm việc với những cái cụ thể cần hướng về những cái trừu tượng có như vậy mới gạt bỏ được những dấu hiệu không bản chất để nắm lấy cái bản chất
Vận dụng việc sử dụng phương tiện trực quan, sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng đòi hỏi phải thực hiện các yêu cầu sau:
Không dùng phương tiện trực quan một cách tràn lan, không lạm dụng, chỉ sử dụng chúng ở những chỗ hs gặp khó khăn trong việc lĩnh hội cái trừu tượng
Khi sử dụng phương tiện trực quan vẫn hướng hs suy nghĩ về cái trừu tượng, phương tiện trực quan chỉ là chỗ dựa để hs tư duy toán học
Khi sử dụng phương tiện trực quan hỗ trợ hs làm việc với một tri thức trừu tượng người thầy giáo cần có kế hoạch để sẽ đạt tới lúc trò có thể hoạt động với tri thức đó ngay cả khi mất đi chỗ dựa trực quan
Cần chú ý trực quan chỉ là chỗ dựa để dự đoán, khám phá chứ không phải là phương tiện để chứng minh những mệnh đề toán học
Một tri thức nào đó đối với trình độ này là trừu tượng nhưng đối với một trình độ khác lại có thể là cụ thể. Vì vậy, khi yêu cầu hs cụ thể hóa hay trừu tượng hóa phải căn cứ vào trình độ phát triển của người học
3.Đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa
Tính đồng loạt và tính phân hóa trong dạy học là hai mặt tưởng chừng mâu thuẫn nhưng thực ra thống nhất với nhau
Một mặt, phân hóa tạo ra điều kiện thuận lợi cho dạy học đồng loạt. do dạy học phân hóa tính tới trình độ phát triển khác nhau, tới đặc điểm tâm lý khác nhau của hs làm cho mọi hs có thể phát triểm phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình. Điều đó làm cho hs đều đạt được những yêu cầu cơ bản làm điều kiện cho dạy học đồng loạt
Mặt khác trong dạy học đồng loạt cũng có những yếu tố phân hóa. Chẳng hạn khi đặt câu hỏi thầy giáo thường dự kiến sẽ gọi ai trả lời
Điều quan trọng của việc đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa là đảm bảo chất lượng phổ cập, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu về toán
Việc đảm bảo chất lượng phổ cập xuất phát từ yêu cầu khác quan của xã hội và từ khả năng thực tế của hs. Người gv dạy toán cần phải làm cho hs kiến tạo được những tri thức, kĩ năng toán học cơ bản quy định trong chương trình
Tuy nhiên, không phải tất cả các hs đều có khả năng trở thành những nhà toán học. trong các em, một số có năng khiếu, tài năng về môn toán, phát hiện và bồi dưỡng những nhân tài này là rất cần thiết, rất quan trọng bởi vì nước ta đang cần những nhà toán học xuất sắc góp phần xây dựng nền toán học Việt Nam, góp phần CNH, HĐH đất nước
Để đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa nói chung, để kết hợp giữa phổ cập với đề cao, giữa đại trà và mũi nhọn nói riêng, có thể thực hiện dạy học phân hóa theo hai con đường:
Phân hóa trong: bao gồm những biện pháp chỉ đạo cá biệt hoặc tiến hành những pha phân hóa trong dạy học đồng loạt
Phân hóa ngoài: tách riêng những hs yếu kém, bồi dưỡng những hs giỏi, mở những chuyên đề tự chọn, phân ban...
Mặt khác khi thực hiện những biện pháp phân hóa cần có ý thức làm cho mọi hs đạt được những yêu cầu cơ bản, tạo tiền đề cho dạy học đồng loạt
4. Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức và yêu cầu phát triển
Việc dạy học một mặt đảm bảo yêu cầu vừa sức để hs có thể chiếm lĩnh được tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nhưng mặt khác đòi hỏi không ngừng nâng cao yêu cầu để thúc đẩy sự phát tiển của hs
Việc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức với yêu cầu phát triển có thể thực hiện dựa trên lí thuyết về vùng phát triển gần nhất của Vugotxki. Theo lí thuyết này, những yêu cầu phải hướng vào vùng phát triển gần nhất, tức là phải phù hợp với trình độ mà hs đã đạt được tới thời điểm đó, không thoát ly cách xa trình độ này, nhưng họ vẫn còn phải tích cực suy nghĩ, phấn đấu vươn lên thì mới thực hiện được nhiệm vụ đề ra. Nhờ những hoạt động đa dạng với yêu cầu thuộc về vùng phát triển gần nhất, vùng này dần chuyển hóa thành vùng trình độ hiện tại, tri thức kĩ năng, năng lực lĩnh hội trở thành vốn trí tuệ của hs và những vùng trước kia còn ở xa nay được kéo lại gần và trở thành những vùng phát triển gần nhất mới
5. Đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của thầy và hoạt động học tập của trò
Thầy và trò cùng hoạt động nhưng những hoạt động này có nhưng chức năng rất khác nhau. Hoạt động của thầy là thiết kế điều khiển. hoạt động của trò là học tập tự giác, tích cực... vì vậy đảm bảo sự thống nhất sự hoạt động điều khiển của thầy và hoạt động học tập của trò chính là sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của thầy với vai trò tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của trò
Con người phát triển trong hoạt động, học tập diễn ra trong hoạt động. Tức là tri thức kĩ năng, kĩ xảo chỉ có thể được hình thành và phát triển trong hoạt động. Vì vậy sự thống nhất giữa hoạt động điều khiển của thầy và hoạt động học tâp của trò có thể thực hiện được bằng cách quán triệt quan điểm hoạt động, thực hiện dạy toán trong hoạt động và bằng hoạt động. Thầy thiết kế và điều khiển sao cho trò thực hiện và luyện tập những hoạt động tương thích với nội dung và mục đích dạy học trong điều kiện chủ thể được gợi động cơ có hướng đích, ý thức về phương pháp tiến hành và có trải nghiệm thành công
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top