cau 2.7 (phap y
Câu 7 xác định tầm bắn và hướng bắn
Tầm bắn là một khái niệm xác định khoảng cách đạn bay ra kể từ tiết diện của đầu nòng súng cho đến bề mặt tiếp cận của mục tiêu. Tầm bắn có thể hướng lên cao, xuống thấp, hướng chếch hoặc hướng năng v…v…… tầm bắn khác nhau để lại những dấu vết trên mục tiêu khác nhau. Dựa vào đặc điểm ấy trong y pháp người ta quy định có 3 loại tầm bắn dựa vào khả năng nhận biết được vết tích của đạn để lại trên mục tiêu:
Tầm kề :
Loại tầm này có 3 mức độ:
- tầm kề sát ( kề hoàn toàn) : đầu súng áp sát vào mục tiêu thường là thẳng góc, khi ấy nfong súng sẽ ấn sâu trực tiếp với rãnh xuyên của vết thương, nên lỗ vào tròn, ở trường hợp điển hình này ( tuy ít găp), ta thấy dấu ấn của nòng súng nghĩa là thấy vết xước da tụ máu hoặc vết bỏng hay vết dầu lau nòng súng in hình của đầu nòng súng trên da hoặc quần áo
- Tầm kề không hoàn toàn: là tầm đầu nòng súng không ấn chặt vào da mà chỉ chạm vào da.
- Tầm kề nghiêng: đầu súng chạm mục tiêu nhưng có góc nghiêng chếch. Tổn thương giống tầm kề không hoàn toàn, nhưng chỉ khác ở đầu nòng súng có hướng sát mục tiêu thì phần đó bị ám khói, quầng khói đó có hình bán nguyệt hoặc hình eelip và vết rách dài
2. tầm gần:
Tầm gần, tầm nằm trong giới hạn tác động của các yếu tố phụ như thuốc đạn. khói thuốc đạn. mạnh thuốc đạn còn sót lại và các bụi kim loại
- vết cháy hoặc bỏng do nổ cháy chủ yếu của các thuốc đạn cháy có khói thường thấy trong phạm vi 20-25cm. Đối với các thuốc sung không khói dấu tích này thấy ở phạm vi 10cm
- Vết khói thấy ở khoảng cách 15-30cm
- Mảng thuốc đạn: mảng thuốc đjan có thể thấy khảm vào( găm, cắm vào lớp biểu bì, có khi cả ở lớp trung bì của da hoặc thấy chúng bám qua lỗ đạn thể hiện bằng các vết lầm tấm đen quang vết thương.
- vành quệt ( vành chùi): Những bụi bẩn của bản thân đầu đạn cũng như bụi khói, mảnh nhỏ của thuốc đạn và dầu lau súng còn sót lại dính vào đầu đạn được nung nóng trong quá trình nổ súng
3. Tầm xa: tầm này không còn thấy các dấu tích của các yếu tố phụ. Chỉ thấy đầu đạn sát thương khi khám nghiệm, không thấy các dấu tích của tầm gần kề. giám định viên chỉ nên nói”không thấy dấu vết của tầm gần” không nên khẳng định là “ tầm xa”
Xác định hướng bắn
Xác định hướng bắn có thể phán đoán được tư thể của người bắn và tư thế của nạn nhân khi bị đạn xuyên. Để xác định hướng bắn người ta căn cứ vào 3 thành phần của vế thương; lỗ vào, rãnh xuyên và lỗ ra
Lỗ vào
Như người ta đã biết, đầu đạn khi bắn uyễn vào người ấn lõm da thành hình phễu làm xăng lớp haj bì và gấy cháy bỏng mặt ngoài của lớp biểu bì do động năng và nhiệt độ cao của đầu đạn tạo nên các hiện tượng:
- Lỗ mất da tròn hoặc bầu dục
- có vành xượt da quanh mép vết thương
- Có vành quyệt( cành chùi) : do đầu đạn dính thuốc đạn, khói đạn hay dầu lau súng thì sẽ để lại trên quần áo trắng hoặc mày xạm một vành quệt quanh lỗ đạn vào
2. Rãnh xuyên
Rãnh xuyên là môt đường dài kín hoặc hở, tạo ra khi đầu đạn xuyên qua cơ thể:
- Rãnh xuyên hoàn toàn: là đường hầm nối giữa lỗ vào và lỗ ra.
- Rãnh xuyên không hoàn toàn: là đường hầm tận cùng trong cơ thể, tiếp sau lỗ vào. Còn gọi là lỗ đạn chột hay vết thương chột.
Rãnh xuyên không phải khi nào cũng là một đường thằng vì…
+ ở phổi rãnh xuyên khó phát hiện vì nhu mô phổi xốp, lại luôn luôn di động co giãn
+ ở tạng đặc như gan, lách v..v rãnh xuyên có các tia rạn nứt
+ trường hợp đạn hết lực đẩy lọt vào lòng mạch máu lớn. ống tiêu hóa, v…v phải kiểm tra tỷ mỉ kỹ càng, phải mở các mạch máu lớn, ỗng tiêu hóa để thu hồi đầu đạn
+ trong rãnh xuyên có thẻ tìm thấy các dị vật như : mảnh quần áo. Xương hoặc dị vật
+ ngày này. Tìm đạn chột dễ dàng hơn nhờ chụp X . quang tử thi
3.Lỗ ra
Đầu đạn xuyên qua người và chạm vào vật hoặc mô mềm cũng như vật hoặc mô rắn có thể biến dạng. Đạn làm căng da từ mặt trong chọc thủng hạ bì rồi đến biểu bì. Vì vậy đối với tầm xa, lỗ ra có thể nhỏ hơn lỗ vào, có khi lỗ vào lỗ ra bằng nhau hoặc có hình thái bất thường như hình khe, hình sao
Lỗ ra thường không có vành xượt vafvafnh quyệt do các yếu tố phụ đã để lại trong cơ thể trước khi đầu đạn thoát ra
Nếu tử thi hư thối muốn xác định lỗ vào, lỗ ra cần làm các xét nghiệm mô học, sinh hóa hoặc hóa học để phân biệt
- Phát hiện thuốc súng và thuốc cháy hoàn toàn: có gốc nitro ở lỗ vào người ta tìm chất có phản ứng voi nitro nhuộm mô.
- Diphenilamin acid sulfuric + nitro > màu xanh
- Alpha naphtylamin + notro > màu đỏ
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top