Câu 2-5

Câu 2: Quyền và nghĩa vụ của NLĐ quy định tại văn bản nào? Liên hệ việc thực hiện ở đơn vị:

Trả lời:

Quyền và nghĩa vụ của NLĐ trong công tác BHLĐ được quy định tại điều 15-16 chương IV, Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ. với 3 nghĩa vụ và 3 quyền. Sau đây tôi xin trình bầy và liên hệ việc thực hiện 3 quyền, 3 nghĩa vụ về công tác BHLĐ tại Công ty tôi như sau:

* Nội dung 3 quyền của người lao động về công tác BHLĐ và việc thực hiện 3 quyền của NLĐ tại Công ty Điện lực Hải Dương như sau:

Quyền 1- Yêu cầu NSDLĐ bảo đảm điều kiện làm việc An toàn lao động, Vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp ATLĐ, VSLĐ.

Tại Công ty Điện lực Hải Dương, Giám đốc Công ty đã chỉ đạo các phòng ban chức năng thực hiện các biện pháp đảm bảo điều kiện làm việc ATLĐ, VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc với số tiền chi cho kế hoạch bảo hộ lao động (bao gồm các nội dung trên) trong 3 năm gần đây đều trên 2 tỷ đồng.

Quyền 2- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xẩy ra TNLĐ, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại làm việc tại nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.

Trong những năm qua Công ty Điện lực Hải Dương đã nỗ lực hết mình trong công tác ATLĐ -VSLĐ đảm bảo tại nơi làm việc không tiềm ẩn các nguy cơ gây tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của NLĐ. Điều đó được thể hiện qua thành tích 5 năm gân đây nhất Công ty không có người bị tai nạn lao động, không có các trường hợp người lao động phải từ chối làm việc, rời bỏ nơi làm việc; các kết quả kiểm tra đột xuất tại hiện trường đều không phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn lao động tại lơi làm việc.

Quyền 3- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi NSDLĐ vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về ATLĐ, VSLĐ trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể.

Trong những năm qua tại Công ty Điện lực Hải Dương đã thực hiện tốt các quy định của nhà nước về ATLĐ-VSLĐ và thực hiện đúng các giao kết về ATLĐ, VSLĐ trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể. Việc làm trên được thể hiện qua việc trong những năm qua tại Công ty Điện lực Hải Dương không có đơn thư tố cáo, khiếu nại đồng cấp, vượt cấp về việc thực hiện các nội dung trên; liên tiếp những năm qua, Công ty Điện lực Hải Dương đều nhận được cờ, bằng khen của các cấp các ngành về công tác ATLĐ -VSLĐ như Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bằng khen của UBND tỉnh Hải Dương cho tập thể CBCNV Điện lực Hải Dương về thành tích xuất sắc trong công tác BHLĐ.

* 3 nghĩa vụ của người lao động về công tác BHLĐ và việc thực hiện của NLĐ tại Công ty Điện lực Hải Dương như sau:

Nghĩa vụ 1- Chấp hành các quy định, nội dung về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến công việc nhiệm vụ được giao.

CBCNV Công ty Điện lực Hải Dương đều chấp hành nghiêm túc các quy định về ATLĐ - VSLĐ liên quan đến công việc được giao thể hiện qua việc kiểm tra đột xuất tại hiện trường việc thực hiện chế độ của CBCNV khi đi công tác không có các trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải đình chỉ công tác và học lại quy trình.

Nghĩa vụ 2- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị AT, VS nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.

Trong những năm qua Công ty Điện lực Hải Dương đã trang cấp đầy đủ, kịp thời các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ, các trang thiết bị KTAT , VSLĐ tai nơi làm việc với số tiền đã chi cho 3 năm gần đây đều trên 1 tỷ đồng. Các trang bị phương tiện trên đều được CBCNV bảo quản, kiểm tra, sử dụng đúng quy định. Kết quả kiểm tra định kỳ và đột xuất đều không có trương hợp vi phạm nghiêm trọng, không có CBCNV phải bồi thường do làm mất hoặc gây hư hỏng các trang bị, phương tiện do nguyên nhân chủ quan.

Nghĩa vụ 3- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hiệu quả TNLĐ khi có lệnh của NSDLĐ.

Trong những năm qua tại Công ty Điện lực Hải Dương không có tai nạn lao động, không để tồn tại các nguy cơ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhưng không vì thế mà CBCNV Công ty không nâng cao tinh thần trách nhiệm và thực hiện nghiêm công tác ATLĐ, VSLĐ. Hàng năm Công ty đều huấn luyện định kỳ cho CBCNV về công tác ATLĐ -VSLĐ, cách sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động, lập các phương án phòng ngừa và khắc phụ hậu quả (nếu có) tai nạn lao động.

Câu 3 : Nội dung kiểm tra công tác BHLĐ trong doanh nghiệp được quy định tại TT nào? Có bao nhiêu nội dung? Nêu các nội dung từ 1 đến 6. Liên hệ việc thực hiện.

Trả lời:

Nội dung kiểm tra công tác BHLĐ trong doanh nghiệp được quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTB&XH-BYT-TLĐLĐVN ban hành ngày 31/10/1998. Nó bao gồm 12 nội dung. Sau đây em xin trình bầy nội dung từ 1 đến 6 và liên hệ việc thực hiện tại Công ty em.

1. Việc thực hiện các quy định về bảo hộ lao động như: khám sức khoẻ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động...;

2. Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp làm việc an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị;

3. Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình biện pháp an toàn đã ban hành;

4. Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước...;

5. Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế;

6. Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động;

Định kỳ hàng năm 6 tháng 1 lần , Công ty Điện lực Hải Dương đã thành lập đoàn kiẻm tra chấm điêm việc thực hiện công tác BHLĐ tại các đơn vị trực thuộc Công ty và tự kiểm tra chấm điểm công tác BHLĐ tại Công ty. Các đơn vị trực thuộc tự kiểm tra chấm điểm 3 tháng 1 lần và kiểm tra chấm điểm cấp tổ 1 tháng 1 lần có sổ ghi biên bản tự kiểm tra chấm điểm. Cấp tổ sx tự kiểm tra hàng tuần về công tác BHLĐ, tổ trưởng và ATVSV kiểm tra việc thực hiện công tác ATLĐ - VSLĐ, hiện trường làm việc trước và trong khi thực hiện công việc. Định kỳ, đột xuất Hội đồng BHLĐ Công ty tiến hành kiểm tra tại đơn vị trực thuộc và hiện trường sản xuất trong toàn Công ty.

Câu 4: Nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở trong công tác BHLĐ được quy định trong văn bản nào của Nhà nước? Nêu các nhiệm vụ và quyền hạn đó và liên hệ việc thực hiện tại đơn vị:

Trả lời:

Nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở trong công tác BHLĐ được quy định trong Thông tư liên tịch số 14/TTLT-BLĐTB&XH-BYT-TLĐLĐVN ban hành ngày 31/10/1998 bao gồm 5 nhiệm vụ và 3 quyền cụ thể như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở với công tác BHLĐ là:

Nhiệm vụ 1: Thay mặt người lao động ký thoả ước LĐTT với NSDLĐ trong đó có các nội dung về BHLĐ.

Thông qua Đại hội Công nhân viên chức tại Công ty, Công đoàn Công ty Điện lực Hải Dương thay mặt cho CBCNV Công ty ký TƯLĐTT với Công ty trong đó có nội dung về BHLĐ.

Nhiệm vụ 2- Tuyên truyền, vận động, giáo dục NLĐ thực hiện tốt các quy định pháp luật về BHLĐ, chấp hành quy trình, quy phạm, các biện pháp làm việc an toàn và phát hiện kịp thời các hiện tượng thiếu ATVS, đấu tranh với những hiện tượng làm bừa, làm ẩu, vi phạm QTKTAT.

Hàng năm, Công đoàn Công ty phối hợp với Giám đốc Công ty tổ chức các buổi tuyên truyền vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt các định pháp luật về BHLĐ, chấp hành quy trình, quy phạm, các biện pháp làm việc an toàn. Định kỳ, đột xuất phối hợp với chuyên môn tổ chức kiểm tra, phát hiện, ngăn chăn kịp thời các biểu hiện vi phạm. Trong năm 2008 Công đoàn Công ty đã tự kiểm tra các đơn vị về công tác BHLĐ với số biên bản kiểm tra là 76 biên bản, bình quân 6,3 biên bản/tháng. Tại các công đoàn trực thuôc đã tiến hành bình quân 5,2 biên bản/tháng.

Nhiệm vụ 3- Động viên khuyến khích NLĐ thi đua phát huy sáng kiến cải tiến thiết bị, máy móc nhằm cải thiện điều kiện làm việc, giảm sức lao động.

Hàng năm Công đoàn Công ty cùng với chính quyền tiến hành phát động phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến thiết bị, máy móc nhằm cải thiện điều kiện làm việc, giảm sức lao động. Tham mưu cho Giám đốc ban hành quy chế xét duyệt và khen thưởng cho các tập thể cá nhân có sáng kiến. Năm 2008 có 18 sáng kiến hợp lý hoá sản xuất với số tiền ước tính làm lợi là 450 triệu đồng với 18 đơn vị và 20 cá nhân được khen thưởng.

Nhiệm vụ 4: Tổ chức lấy ý kiến NLĐ để tham gia xây dựng nội quy, quy chế quản lý về ATLĐ - VSLĐ, xây dựng KH BHLĐ, đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách BHLĐ, biện pháp đảm bảo AT, sức khoẻ cho NLĐ, tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động BHLĐ của Công đoàn doanh nghiệp để tham gia với NSDLĐ.

Tại Công ty ĐLHD, Công đoàn Công ty đã chỉ đạo các Công đoàn bộ phận, tổ công đoàn trực thuộc tổ chức ý kiến CBCNV trong đơn vị xây dựng nội quy, quy chế quản lý về ATLĐ - VSLĐ, xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động. Định kỳ 3 tháng đối với đơn vị trực thuộc, 6 tháng đối với Công đoàn Công ty đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách BHLĐ, biện pháp đảm bảo AT, sức khoẻ cho NLĐ và sơ tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động BHLĐ của Công đoàn Công ty để tham gia đóng góp ý kiến với Giám đốc Công ty.

Nhiệm vụ 5: Phối hợp tổ chức các hoạt động đẩy mạnh phong trào đảm bảo ATLĐ-VSLĐ và bồi dưỡng nghiệp vụ và các hoạt động BHLĐ cho mạng lưới ATVSV.

Công đoàn Công ty Điện lực Hải Dương đã phối hợp với Ban Giám đốc Công ty tổ chức các hoạt động như mít tinh hưởng Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ - PCCN hàng năm; Phối hợp với chính quyền thành lập mạng lưới ATVSV với 57 người, ban hành quy chế hoạt động cho mạng lưới ATVSV, bồi huấn nghiệp vụ định kỳ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các ATVSV mới và có chế độ phụ cấp 2% cho các ATVSV từ quỹ lương của Công ty.

3 quyền của Công đoàn cơ sở trong công tác BHLĐ:

Quyền 1: Tham gia xây dựng các quy chế, nội quy về quản lý BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ với người sử dụng lao động.

Công đoàn Công ty Điện lực Hải Dương đã phối hợp với chính quyền Công ty xây dựng các quy chế, nội quy về quản lý BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ như các quy trình, nội quy vận hành máy móc, thiết bị trong Công ty ... trong năm 2008, Công đoàn đã phối hợp với chính quyền biên soạn 25 quy trình vận hành máy cắt, cầu dao, các tuyến đường dây, thiết bị nâng, thiết bị áp lực các loại...

Quyền 2: Tham gia các đoàn tự kiểm tra BHLĐ do doanh nghiệp tổ chức, tham dự các cuộc họp kết luận của đoàn thanh tra, kiểm tra, các đoàn điều tra tai nạn lao động.

Hàng năm, Công đoàn phối hợp với chính quyền thành lập Hội đồng kiểm tra chấm điểm cấp Công ty trong đó PGĐ Công ty là chủ tịch hội đồng, Chủ tịch Công đoàn là P. Chủ tịch Hội đồng, trưởng, phó, chủ tịch Công đoàn bộ phận, trực thuộc là uỷ viên, trưởng phòng AT-BHLĐ là uỷ viên TT Hội đồng. Cấp đơn vị, trưởng đơn vị là trưởng tiểu ban, chủ tịch Công đoàn bộ phận là phó trưởng tiểu ban, kỹ sư an toàn chuyên trách là thường trực, ATVSV, tổ trưởng sản xuất là uỷ viên tiểu ban chấm điểm cấp đơn vị. Công đoàn Công ty và Công đoàn trực thuộc đều tham gia đầy đủ các cuộc họp kết luận của đoàn thanh tra, kiểm tra, các đoàn điều tra tai nạn lao động do có thành phần trong đoàn điều tra tai nạn lao động của Công ty.

Quyền 3: Tham gia điều tra tai nạn lao động, nắm tình hình tai nạn lao động, BNN và việc thực hiện kế hoạch BHLĐ, các biện pháp đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho NLĐ trong sản xuất, đề xuất các biện pháp khắc phục những tồn tại thiếu sót.

Hàng năm, Giám đốc Công ty, trưởng đơn vị trực thuộc đều ra quyết định thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động các cấp trong đó có thành phần Công đoàn Công ty và Công đoàn trực thuộc trong thành phần đoàn điều tra.

Giám đốc Công ty đã chỉ đạo thành lập Hội đồng BHLĐ Công ty trong đó Chủ tịch Công đoàn là phó chủ tịch Hội đồng, các đơn vị trực thuộc thành lập tiểu ban BHLĐ trong đó chủ tịch Công đoàn bộ phận là phó trưởng tiểu ban. Hội đồng BHLĐ Công ty, tiểu ban bảo hộ lao động đơn vị mà một trong các nhiệm vụ là nắm tình hình tai nạn lao động, BNN và việc thực hiện kế hoạch BHLĐ, các biện pháp đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho NLĐ trong sản xuất, đề xuất các biện pháp khắc phục những tồn tại thiếu sót với lãnh đạo đơn vị và Lãnh đạo Công ty.

Câu 5: Kế hoạch BHLĐ có bao nhiêu nội dung? Hãy nêu các nội dung đó. Liên hệ việc xây dựng và thực hiện các nội dung ở cơ sở anh chị?

Trả lời:

Nội dung kế hoạch BHLĐ được quy định trong Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTB&XH-BYT-TLĐLĐVN ban hành ngày 31/10/1998 bao gồm 5 nội dung

5 nội dung kế hoạch bảo hộ lao động bao gồm:

1- Các biện về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ.

2- Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc.

3- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động làm các công việc nguy hiểm có hại.

4- Chăm sóc sức khoẻ người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp.

5- Tuyên truyền giáo dục huấn luyện về bảo hộ lao động.

Kế hoạch BHLĐ phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, vật tư, thời gian, phân công thực hiện. Đối với việc phát sinh trong năm phải xây dựng kế hoạch bổ xung phù hợp công việc. Kinh phí chi cho kế hoạch BHLĐ được hạch toán vào giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #2-5#câu