Câu 2
Câu 2: Vật chất, ý thức.Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
a.Vật chất
- Phạm trù vật chất
+ Theo Lênin phạm trù vật chất là 1 phạm trù rộng đến cùng cực, rộng nhất từ trước đến nay mà ý thức vẫn chưa vượt qua được, chưa có phạm trù nào rộng hơn phạm trù vật chất.Do vậy chỉ có thể định nghĩa phạm trù vật chất trong quan hệ với ý thức, phạm trù đối lập với nó và trong quan hệ ấy, vật chất là thứ nhất, ý thức là thứ hai.bằng phương pháp như vậy định nghĩa phạm trù vật chất được Lênin định nghĩa: Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh và tồn tại ko lệ thuộc vào cảm giác.
-Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
+ Vật chất tồn tại bằng cách vận động.
Vận động là phương pháp tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất bao gồm mọi sự thay đổi, mọi quá trình xảy trong vũ trụ.
+Không gian là hình thức tồn tại của vật chất biểu hiện những thuộc tínhcùng tồn tại và cách biệt có kết cấu và quảng tính.
+ Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất biểu hiện độ lâu của sự biến đổi, trình tự xuất hiện và biến mất của sự vật.
VD: Ngày tháng năm sinh, già hay trẻ.
-Không gian và thời gian mang tính khách quan
+ Không gian có 3 chiều nhưng thời gian chỉ có 1.
b.Ý thức
-Nguồn gốc tự nhiên
+Bộ óc con người có 14-15 tỉ nơ ron thần kinh để tiếp nhận và xử lí thông tin.
+Lý thuyết phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật chất, có sự phát triển cùng với sự phát triển của các cấu trúc vật chất.hình thức phản ánh cao nhất là ý thức.VD: Viên phấn viết lên bảng có sự bào mòn và bảng có chữ( phản ánh).
+Cấu trúc vật chất càng phức tạp thì hình thức phản ánh càng cao. Càng phức tạp.VD: Vô cơ->hữu cơ -> động vật có hệ thần kinh-> con người( phản ánh sinh lý hoá-> phản ánh sinh học-> phản ánh tâm lý->phản ánh ý thức).
-Nguồn gốc XH
+Sự tác động của điều kiện, hoàn cảnh đến ý thức.
+Hoạt động, lao động sản xuất.
Thông qua lao động làm cho kỹ năng lao động, tư duy con người phát triển hơn.
+Nguồn gốc tự nhiên là tiền đề cho sự ra đời của ý thức.
-Bản chất của ý thức.
+ý thưc slà sự phản ánh hiện thực khách quan.Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
+Sự phản ánh của ý thức ko phải là sự phản ánh thụ động mà là sự phản ánh chủ động, năng động sáng tạo của thế giới khách quan.
+ý thức có sáng tạo ra các học thuyết tạo các học thuyết khoa học, nó có thể dự đoán được tương lai của sự vật hiện tượng.
+ý thức có thể mô phỏng ra những hình ảnh ko có trong sự vật.
-Kết cấu của ý thức
+các yếu tố tạo thành tình cảm,niềm tin, tri thức.
+Theo chiều sâu nội tâm:Tự ý thức, tiềm thức vô thức.
c.Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
-vật chất có trước, ý thức có sau.
-Vật chất quyết định ý thức chỉ có ý nghĩa định hướng về mặt thế giới quan, trong đièu kiện cụ thể phải xét cái nào có trước cái nào.
d.Ý nghĩa phương pháp luận
-Xuất phát tự thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan cảu vật chất, có thái độ tôn trọng hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng qui luật, nhận thức và hành động theo qui luật.Đòi hỏi trong nhận thức và hành động của con người phải xuất phát từ thực tế khách quan.
-Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò con người trong việc vật chất hoá tính tích cực, năng động sáng tạo đó.
-> Con người phải tôn trọng tri thức khoa học, tích cực học tập nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá nó vào quần chúng, để nó trở thành tri thức, niềm tin cho quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động.mặt khác phải tự giác tu dưỡng rèn luyện để hình thành củng cố nhân sinh quan các mạng, tình cảm, nghị lực chứng minh để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong phương hướng động.
-Chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí cũng như thái độ thụ động chờ đợi vào điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top