câu 2

Câu 2:Khái quát các điều kiện lịch sử xã hội,nguồn gốc hình thành và phát triển của TTHCM

Trả lời:

1.Điều kiện lịch sử xã hội.

ạ. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược vẫn là một xã hội phong kiến, nông nghiệp, lạc hậụ

- Từ khi thực dân Pháp xâm lược (1858), xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến; các phong trào vũ trang chống thực dân Pháp bùng lên mạnh mẽ.

- Tất cả các phong trào đó cuối cùng đều đi đến thất bạị Muốn giành thắng lợi phải đi theo một con đường mớị

b. Quê hương và gia đình

- Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, sống gần gũi với nhân dân, đặc biệt là thương dân. Chính yếu tố đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng Hồ Chí Minh sau nàỵ

- Quê hương Nghệ An-mảnh đất giàu truyền thống cách mạng đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của Ngườị

- Ngay từ nhỏ Bác đã phải chứng kiến cảnh nghèo khổ, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bàọ Vì vậy, Người đã sớm nuôi ý chí cứu nước, cứu dân.

c.Thời đại

- Lúc này chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc), đã xác lập sự thống trị trên toàn thế giớị Do đó, các dân tộc thuộc địa muốn giành thắng lợi phải liên hiệp chặt chẽ với nhaụ

- Cách mạng Tháng Mười Nga thành công năm 1917 và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919) đã tác động mạnh mẽ đến lập trường tư tưởng của Hồ Chí Minh, dần dần đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.

2.Nguồn gốc hình thành và phát triển.

ạ. Tư tưởng và văn hoá truyền thống Việt Nam

Những tư tưởng truyền thống và văn hóa của dân tộc đã góp phần tạo nên tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm:

- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước của dân tộc tạ

- Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái trong hoạn nạn, khó khăn .

- Truyền thống lạc quan yêu đờị

- Tinh thần cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và trong chiến đấu...

b. Tinh hoa văn hoá nhân loại

* Văn hoá phương Đông

- Tư tưởng của Nho giáo: Hồ Chí Minh đã nhìn thấy và bác bỏ những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động của Nho giáo như: Phân biệt đẳng cấp, coi khinh lao động chân tay, coi thường phụ nữ... Bên cạnh đó Người cũng đã tiếp thu những yếu tố tích cực như: Tư tưởng về một xã hội bình trị, đề cao văn hoá, lễ giáo; tu thân dưỡng tính...

Người đã nói: " Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điểm không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học".

- Tư tưởng của Phật giáo: Hồ Chí Minh đã nhận thấy bên cạnh những hạn chế, Phật giáo có hiều mặt tích cực như : Lòng vị tha, từ bi, bác ái; tinh thần cứu khổ cứu nạn, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện...

Ngoài tư tưởng của Nho giáo và Phật giáo, Hồ Chí Minh còn tiếp thu chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn.

* Văn hoá phương Tây

ảnh hưởng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng của phương Tây, thông qua một số cuộc cách mạng lớn như: Cách mạng Pháp (1789); Cách mạng Mỹ (1776)...

c. Chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nhờ có thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin mà Nguyễn ái Quốc đã tiếp thu và chuyển hoá được những yếu tố tích cực của truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại để tạo nên hệ thống tư tưởng của mình.

d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Nguyễn ái Quốc

- Tinh thần yêu nước thương dân

- Tư duy độc lập, sáng tạo, đầu óc phê phán

- Vốn tri thức và kinh nghiệm đấu tranh phong phú

Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại với chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh-một con người có tư duy sáng tạo, có nhân cách và phẩm chất cách mạng, có phương pháp biện chứng

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top