câu 2: 15 ngày 15 năm
Câu 2: Tại sao nói CMTT 1945 diễn ra trong vòng 15 ngày nhưng lại là kết quả chuẩn bị của Đảng ta trong vòng 15 năm?
• Giai đoạn 1930-1936:
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thứ nhất 1929-1933 đã gây khó khăn cho các nước TBCN về kinh tế, chính trị, chấm dứt thời kì tạm ổn của CNTB
- Liên Xô đạt được những kết quả to lớn trong công cuộc CN Hóa XHCN ( 1928-1932)
- Quá trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân pháp đã làm XHVN có những biến đổi sâu sắc về KT, GC và quan điểm tư tưởng mâu thuẫn với TD Pháp trở nên gay gắt
- ĐCSVN ra đời với đường lối chính trị đúng đắn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân nên đã quy tụ đông đảo lực lượng quần chúng đk dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN làm dấy lên 1 cao trào rộng lớn( cao trào 1930-1931) mà đỉnh cao là Xô VIết Nghệ Tĩnh
2. Luận cương chính trị tháng 10-1930
So sánh cương lĩnh chính trị của NAQ và luận cương chính trị của Trần Phú
- Giống nhau:
+ CM TSVN bao gồm TSDQ c/m và TĐ c/m XHCS
+ Lực lượng CM: công- nông
+ Lực lượng lãnh đạo: GCVS thông qua đội tiên phong của mình là ĐCS
+ Quan hệ của CMVN với CMTG: CMVN là 1 bộ phận của CMTG
+ PPCM: bạo lực CM
+ Hệ thống tư tưởng: CN Mác Lê nin là tu tưởng nòng cốt
- Khác nhau
+ CLCT của NAQ:
Đấu tranh dân tộc là quan trọng nhất
Đoàn kết tất cả các g.c
Về c/m VN
Mâu thuẫn giữa DTVN với P là quan trọng nhất
+ LCCT của TP
Đấu tranh gc là quan trọng nhất
Phủ nhận vai trò tích cực của gc khác
c/m Đông Dương
mâu thuẫn g/c là quan trọng nhất
CLCT của NAQ ưu việt hơn so với LCCT của TP. Chỉ khi đánh đuổi TD Pháp, PK và ĐCVN ko còn chỗ dựa mới dễ dàng đánh đổ họ. và NAQ cũng khẳng định chỉ khi GCCN đoàn kết được tất cả các gc thì c/m mới thắng lợi
--- Hội nghị BCH TW lần thứ nhất:
- Họp từ 14-30/10/1930 tại Hương Cảng do TP chủ trì
- Quyết định đổi tên là ĐCS Đông Dương
- Bầu ra BCH TW mới do TP làm tổng bí thư và thông quà LCCT do TP soạn thảo
Ý nghĩa của LCCT:
- Đã xác định những vấn đề cơ bản về chiến lược CM, tu tưởng lớn bao trùm của LC vẫn là quán triệt, định hướng gắn liền với độc lập dân tộc vơi CNXH
- Tuy nhiên do nhận thức giáo điều máy móc về mối quan hệ giữa vân đề dân tộc và gc trong CM thuộc địa đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng tả của QTCS nên không nêu đc nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu mà nặng nề về đấu tranh GC , về CM ruộng đất. không đề ra được chiến lược thông minh dân chủ và g/c rộng rãi
3. Chủ trương khôi phục Đảng và PTCM
- Từ giữa năm 1931 cao trào CM đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man và bị rơi vào giai đoạn thoái trào
- Trước tình hình đó theo chỉ thị của QTCS, Lê Hồng Phong cùng một số đồng chí chủ chốt trong và ngoài nước tổ chức ra ban lãnh đạo TW của Đảng. tháng 6/1932 ban lãnh đạo TW Đảng đã đề ra chương trình hành động nhằm khôi phục PTCM
- Nội dung chương trình hành động của ĐCS Đông Dương
Đòi các quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, đi lại trong nước và ra nước ngoài
Bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả tự do tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán hội đồng đề hình
Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác
Bỏ các độc quyền về rượu, thuốc phiện và muối
Ngoài ra phải tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng, củng cố và phát triển các đoàn thể CM. dẫn dắt quần chúng nhân dân đấu tranh cho quyền lợi hằng ngày tiến lên đấu tranh chính trị, chuẩn bị k/n giành chính quyền khi có đk làm cho Đ vững mạnh, có kỷ luật
• Giai đoạn 1936-1939:
1. Hoàn cảnh lịch sử:
a) Thế giới:
- Hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tình trạng kinh tế tiêu điều của các nước đế quốc làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc và PTCM thế giới tiếp tục dâng cao
- Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức Nhật Ý và liên kết lại thành 1 trục chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới, tiêu diệt nhà nước Xô Viết, âm mưu của chúng là xóa bỏ quyền tự do dân chủ, tiêu diệt, tiêu diệt mọi lực lượng đối lập, ráo riết chuẩn bị chiến tranh xâm lược, bành trường và nô dịch các nước trên thế giới
- Trước tình hình đó, đại hội VII của QTCS họp tại MOSCOW vào 7-1935, tham gia đại hội có 65 đoàn đại biểu của các ĐCS trên thế giới và đoàn đại biểu ĐCS Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu. đại hội xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới là phát xít, xác định nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít giành dân chủ hòa bình, chủ trương thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống Phát xít và chiến tranh, đặc biệt là các nước thuộc địa và nửa thuộc địa
- Thực hiện nghị quyết của đại hội VII của QTCS, mặt trận nhân dân Pháp chống phát xít ra đời 1/1936 đã phối hợp với chính phủ Pháp thi hành 1 số chính sách tiến bộ ở Đông Dương là nguồn cổ vũ lớn đối với PTCMVN
b) Trong nước:
- Hệ thống tổ chức Đảng và PTCM của quần chúng được khôi phục
- KT,CT, XH và đời sống nhân dân trở nên ngột ngạt, vì thế yêu cầu cải thiện và cải cách đời sống là 1 đòi hỏi bức thiết đối với mọi GC , tầng lớp trong XH
2. Chủ trương của Đảng
+ Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ"
- Sự chuyển hướng chỉ đạo mới của Đảng thể hiện trong các hội nghị TW lần 2 (7/1936) lần 3 ( 3/1937) lần 4 ( 9/1937) lần 5 ( 3/1938)
- Nội dung cơ bản của sự chuyển hướng
Về kẻ thù của CM: kẻ thù trước mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Đương cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng
Về nhiệm vụ trước mắt của CM: chống Phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai... BCH TW quyết định thành lập mặt trận nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, dân tôc, đảng phái, đoàn thể CT XH và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh công nông
Về đoàn kết quốc tế: đoàn kết chặt chẽ với giai cấp CN và ĐCS Pháp, "ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp", mà còn phải đề ra khẩu hiệu " ủng hộ chính phủ mặt trận nhân dân Pháp".
Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh : phải chuyển hình thúc tổ chức bí mật không hợp pháp sang các tổ chức và đáu tranh công khai và nửa công khai, hợp pháp và nừa hợp pháp
Kết luận: Đảng và quần chúng đã trưởng thành, thể hiện sức mạnh to lớn của nhân dân cùng với những kinh nghiệm giác ngộ, tổ chức quần chúng thành những lực lượng cách mạng tự giác và được xem là cuộc diễn tập thứ 2 chuẩn bị cho thắng lới CMTT 1945
Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa, không nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa 2 nhiệm vụ này, mà phải xác định kẻ thù nào nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng cả dân tộc giải quyết trước
• Giai đoạn 1939-1945:
1. Hoàn cảnh lịch sử:
a) Thế giới:
- 9/1939, chiến tranh thế giới 2 bùng nổ sau khi Đức tấn công Ba Lan, pháp tham chiến và thi hành chính sách cai trị ở Đông Dương
- 6/1940, Pháp mất nước cho Đức. 9/1940, Nhật nhảy vào xâm lược Đông Dương, nhân dân Đông Dương lâm vào tính trạng 1 cổ 2 tròng, chịu 2 tầng áp bức của Pháp Nhật dẫn đến mâu thuẫn giữa dân tộc Đông Dương và đế quốc Pháp Nhật ngày càng trở nên gay gắt
b) Trong nước: từ 9/1940 đến 1/1941 ở nước ta liên tiếp nổ ra 3 cuộc khởi nghĩa ( Bắc Sơn, Nam Kì , binh biến Đô Lương) tuy chưa giành được thắng lợi nhưng đó là tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc , là bước đầu đấu tranh bằng vũ trang nhân dân
2. Nội dung, chủ trương chuyển hướng chủ đạo chiến lược: thông qua nghị quyết của Hội nghị TW 6 và 8
Đặt nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu
Thành lập MTVN để đoàn kết, tập hợp các LLCM nhằm mục tiêu giải phóng DT
Quyết định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là trọng tâm
Ý nghĩa: 3 hội nghị TW 6 7 8, với đường lối giương cao ngọn cờ độc lập , đặt nhiệm vụ GPDT lên hàng đầu, tập hợp rộng rãi mọi người VN yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Đảng về lãnh đạo CM , xây dựng đường lối CMGPDT và có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của CMTT 1945
3. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền:
a) Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và đẩy mạnh KN từng phần
- Đầu năm 1945, CTTG thứ 2 bước vào giai đoạn kết thúc, Phát xit liên tục thất bại trước sự tấn công của Hồng quân LX, Pháp giải phóng, chính phủ Đờ Gôn lên nắm quyền
- Ban thường vụ TW đảng mở cuộc họp từ 9 đến 10/3/1945 vạch ra chỉ thị " Nhật Pháp bắn nhau và hoạt động của chúng ta".
- Đẩy mạnh KN từng phần giành chính quyền bộ phận
b) Chủ trương phát động tổng KN:
- Thời cơ:
Quần chúng CM được tập hợp và rèn luyện trong quá trình chuẩn bị lực lượng
ĐCS Đông Dương đã sẵn sáng lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giành chính quyền
Phe Phát xít bị tiêu diệt, Nhật đầu hàng liên xô và các nước đồng minh đầu hàng vô điều kiện, Nhật và tay sai ở Đông Dương hoang man cực độ
- Đường lối phương châm KN: thể hiện ở hội nghị toàn quốc của Đảng từ 13 đến 15-8-1945 và Đại hội quốc dân Tân Trào từ 16 đến 17/8/1945. Nội dung:
Phát động KN giành chính quyền từ tay Nhật trước khi quân đồng minh vào Đông Dương
Nguyên tắc chỉ đạo đánh những nơi chắc thắng ở thành thị và nông thôn, kết hợp đấu tranh chính trị và quân sự, thành lập chính quyền nhân dân trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương
Lập ủy ban GPDT VN do HCM làm chủ tịch
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top