cau 2.1 (phap y

Câu 1 Thương tích phần mềm

sây sát

tổn thương này có thể thấy ngoài da hay nội tạng dưới hình thức vết hoặc mảng sây sát là tổn thương làm mất một phần biểu bì da, thanh mạc hoặc vỏ bao các phủ tạng

Lúc đầu vết sây sát đỏ hồng rớm máu hoặc không, có mày hơi sẫm có vảy máu khô che phủ, nắn thấy cứng. Qua kinh hiển vi thấy có đọng hồng cầu, phía trên phủ một lớp huyết tương (vảy). Từ 7 đến 12 ngày bong vảy. nếu không bị bội nhiễm, vết sây sát sẽ tự lành, không tạo thành sẹo. Đôi khi, có thể để lại vết sạm sẫm màu trên da do vết thương không được làm sạch dị vật gây nên phản ứng đại thức bào ăn dị vậy

Bầm máu

Tổn thương này làm vỡ các mạch máu nhỏ, thường gặp ở da hay trong các tạng, đặc điểm của vết bầm máy là da vẫn phẳng nhưng có mày tím nhạt hay sẫm. Hiện diện của vết bầm máu chứng tỏ thương tích có từ khi còn sống. tổn thương này cần phân biệt với vết hoen tử thi hoắc vết xuất huyết của một số bệnh về máu. Dựa vào sự đổi màu của bầm máu ta có thể ước đoạn được thời gian gây nên thương tích( mảng bầm máu từ 1 cm trở lên)

- màu tím: thương tổn xảy ra khoảng một vài giờ

- màu đen: thương tổn xảy ra khoảng 2 đến 3 ngày

- Màu xanh: thương tổn xảy ra khoảng 3 đến 6 ngày

- màu xanh lá mạ: thương tổn xảy ra khoảng 7 đến 12 ngày

- Màu vàng: thương tổn xảy ra khoảng 12 đến 25 ngày

Sau 25 ngày thương tích mất dấu vết. Quá trình thay mày sắc này do hiện tượng thoái hóa của huyết sắc tố.

tụ máu

là thương tổn do đạp vỡ các mạch máy cỡ vừa. Do áp lực của vật cứng trên phần mềm làm vỡ mạch máu tràn vào mô, tạo ra cục tụ máu đông tại chỗ đó. Nếu thương tích ở ngoài da hoặc dưới thành mạc, vùng tụ máy hơi phồng lên, màu tím. Tổn thương này gặp ở da, thanh mạch ông tiêu hóa, trong sọ, gan… đôi khi tôn thương này gây chết nhanh chóng đặc biệt là ở trong sọ. (ở đây không đề cập đến tụ máy nội sọ nội khoa và ngoại khoa vì phạm vi và độ quan trọng của vấn đề)

Vết thủng

Tổn thương thủng là mất sự liên tục của tổ chức gây ra bởi nhiều hung khí khác nhau. Đặc điểm của vết thương là một hình khe, hay lỗ thủng kèm theo đường hầm có tụ máu. Nếu thương tích ở bụng hoặc ở ngực , có thể kèm theo tổn thương nội tạng. Đôi khi có lỗ vào và lỗ ra nếu có vật gây thương tích tạo thành rãnh xuyên.

Vết đứt cắt

Vết đứt cũng là thương tổn mất tính chất liên tục của mô như vết thủng nhưng diện rộng hơn, mô bị tách ra không bị mất đi

Đặc điểm của tổn thương này là:

- Mép vết đứt thẳng gọn, đôi khi nham nhở do hung khí cùn

- thường không có tụ máu ở mép vết đứt,trừ khi lưỡi hung khí quá cùn

- Vết thương há miệng

Vết chém hay băm chặc

Thương tích do vật có diện rộng hoặc có trọng lượng lớn tác động với lực mạnh và cơ thể như dao dựa, dao phay , búa rìu. Tổn thương có đặc điểm:

- Vết thương dài, diện rộng, đáy hẹp, độ sâu ít

- mép vết thương có vết xước da.

- Nếu vết thương sâu, thường thấy phía trên đáy có những thơ có đứt dở dang hoặc có vết mẻ xương

- Nếu vật có lưỡi cùn, thương tích vừa có hình dáng vật chém ( đứt) vừa có hình dáng vật tày( tụ máu)

Cần lưu ý, với cả 2 hình thái 5 và 6 , có thể có một loại rách- đứt da do vật tày tác động tương đối mạnh ở những vùng da có nền xương phẳng, rộng bên dưới, hay gặp những vết này ở vùng đầu , mặt

Cũng cần lưu ý đẻ có thể phân biệt với những vết rách, thủng, đứt da và các mô dưới da của những trường hợp, gẫy xương hở mà đầu gẫy đâm ra ngoài.

dập nát

bao gồm vết rách, đứt kèm theo đụng dập phức tạp của các mô mềm và thân kinh, mạch máy kể cả các nội tạng

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mia