Câu 19: tư tưởng HCM về CNXH và thời kỳ quá độ

Câu 19: tư tưởng HCM về CNXH và thời kỳ quá độ

1. Tư tưởng HCM về CNXH

Tiếp thu những nguyên lý cơ bản của CN M- L về CNXH, HCM đã vận dụng và phát triển một cách sáng tạo vào thực tiển VN.

a. Quan niệm của HCM về đặc trưng, bản chất của CNXH

Hình thành từ những phát biểu của HCM và được khái quát 4 đặc trưng:

+ Chính trị: là chế độ do nhân dân lao động làm chủ.

+ kinh tế: nền kinh tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và chế độ công hữu về TLSX chủ yếu.

+ Xã hội: Người cho rằng CNXH là một xã hội k có chế độ người bóc lột người, xã hội công = bình đẳng. Ai cũng phải lao động và có quyền LĐ, ai làm nhiều thì hưởng nhiều, ai làm ít thì hưởng ít, k làm k hưởng.

+ Văn hóa: CNXH gắn liền với sự phát triển của KH-KT với sự phát triển văn hóa của nhân dân.

b. Quan niệm của HCM về mục tiêu của CNXH.

Với các đặc trưng thể hiện ở trên HCM đã đề ra các mục tiêu sau:

- Mục tiêu chung của CNXH: cũng thống nhất với mục tiêu của bản thân Người.

+ 1946 khi đất nước vừa dành độc lập: Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

+ trong bản di chúc Người có nói: mong muốn cuối cùng của Người là toàn Đ, toàn dân ta đều phấn đấu xd 1 nước VN hòa bình, độc lập, dân chủ & giàu mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CM thế giới.

- Mục tiêu trước mắt, lâu dài: mục đích của CNXH là gi? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là k ngừng nâng cao đời sống vc & tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lđ, CNXH làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau thì có thuốc, già k lao động được thì nghĩ, những phong tục tập quán k tốt sẽ xóa bỏ dần, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt.

- mục tiêu cụ thể:

+chính trị:

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đ, xd chế độ do nhân dân làm chủ.

Xd Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

+ kinh tế:

Xd nền kinh tế XHCN có CN và nông nghiệp hiện đại, KH -KT tiên tiến.

Khi kinh tế XHCN ngày càng phát triển thì ách bóc lột theo CNTB được xóa bỏ dần, đời sống vc và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.

Nền kinh tế cần phát triển toàn diện các ngành, chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.

Cần thực hiện sự kết hợp các loại lợi ích kinh tế

+ VH- XH:

Giúp con người, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

Thực hiện xóa nạn mù chữ, xd & phát triển giáo dục để nâng cao dân trí, xd và phát triển VH nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới đảm bảo vệ sinh phòng bệnh.

Người đặt lên hàng đầu mục tiêu xd con người mới.

c. Các động lực của CNXH: là những nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình đi lên CNXH, phải khám phá phát hiện ra các nhân tố đó, tạo điều kiện cho các nhân tố đó trở thành động lực.

- động lực quan trọng và quyết định nhất là con người.

+ đó là sức mạnh có thể được phát huy trong sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh của truyền thống yêu nước đoàn kết cộng đồng sức lđ, sáng tạo của người dân.

+ phát huy sức mạnh của từng con người với tư cách là cá nhân của cộng đồng.

+ về vật chất: phải coi trọng phát triển kinh tế, đẩy mạnh sxkd làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, làm cho ích quốc lợi dân.

+ về tinh thần: phát huy quyền làm chủ và ý thức làm chủ của nhân dân. Thực hiện sự nghiệp công = XH, quan tâm tới phát triển VH - GD, khoa học, đạo đức và lối sống.

- Đ phải có sự lãnh đạo đúng đắn, bộ máy nhà nước phải trong sạch vững mạh, hoạt động có hiệu quả. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tiếp thu thành tựu cách mạng khoa học trên thế giới.

2. tt HCM về thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN

Vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, quan niệm HCM về thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN là:

a) Đ.điểm, mâu thuẫn của thời kỳ quá độ ở VN

- Ở nước ta: "Từ khi miền Bắc được hoàn toàn g.phóng, ta đã bước vào thời kỳ quá độ. Đ.điểm to lớn nhất của ta là từ một nước No lạc hậu tiến thẳng lên CNXH ko phải kinh qua g.đoạn phát triển TBCN"- Trích lời Bác Hồ.

- Mâu thuẫn cơ bản: LLSX phát triển cao với QHSX thấp

b) Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN

- X.dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho CNXH, x.dựng các tiền đề về k.tế, c.trị, v. hóa, tư tưởng cho CNXH

- Cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới, kết hợp cải tạo và x.dựng.trong đó lấy x.dựng làm trọng tâm, làm nội dung cốt yếu nhất, chủ chốt, lâu dài.

c) Bước đi và biện pháp trong thời kỳ quá độ.

- Bước đi:

+ Theo Bác: Thời kỳ quá độ là 1 thời kỳ dài trong l.sử, trong đó cuộc đấu tranh để xóa bỏ chế độ cũ để x.dựng chế độ mới diễn ra gay go, phức tạp, đầy khó khăn.

+ Việc đổi XH cũ thành XH mới còn gian nan hơn đánh giặc.

+ Thời kỳ quá độ bao gồm nhiều bước: "Tiến lên CNXH phải qua nhiều bước, bước dài, bước ngắn, chúng ta phải tiến dần từng bước, đi bước nào chắc bước ấy, cứ thế mà tiến dần lên"- Lời Bác.

+ Chúng ta phải vận dụng chủ nghĩa M-L, phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng tránh giáo điều máy móc, rập khuôn.

+ Bác và Đảng quyết tâm đưa miền Bắc tiến nhanh, mạnh , vững chắc lên CNXH nhưng không có nghĩa là ẩu, bừa, đốt cháy giai đoạn mà phải tiến dần từng bước phù hợp với đ.kiện nước ta.

- Biện pháp:

+ Thực hiện cải tạo XH cũ, x.dựng XH mới, Kết hợp cải tạo với xây dựng, lấy xây dựng làm chính.

+ Kết hợp xây dựng và bảo vệ, đồng thời tiến hành 2 n.vụ chiến lược ở 2 miền khác nhau trong p.vi 1 q.gia.

+ Xây dựng CNXH phải có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm để x.dựng thắng lợi kế hoạch đã đề ra

+ Đem của dân, tài dân, sức dân, làm lợi cho dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tue