Câu 19: Quy trình đóng ván cừ thép

Câu 19: Quy trình đóng ván cừ thép? Biện pháp đảm bảo ổn định của ván cừ khi đóng?

1. Quy trình đóng ván cừ: đóng 1 đợt và đóng 2 đợt.

* Đóng 1 đợt.

- Quy trình đóng.

+ Lắp dựng ván cừ vào giá búa rồi đóng 1 nhát đầu tiên.

+ Kiểm tra vị trí ván cờ và điều chỉnh nếu cần.

+ Đóng cho đến hết chiều sâu.

- Nhược điểm.

+ Đất chèn vào mộng của ván cừ nhiều (toàn chiều ván cừ).

+ Do đóng hết chiều sâu nên nếu có sai sót rất khó sửa chữa.

- Phạm vi ứng dụng.

+ Chiều cao tường cừ ≤ 3m.

+ Số lượng tấm ván cừ không nhiều.

* Đóng 2 đợt.

- Quy trình đóng.

+ Lắp dựng ván cừ vào giá búa rồi đóng 1 nhát đầu tiên.

+ Kiểm tra vị trí ván cừ và điều chỉnh nếu cần.

+ Đóng cho đến một nửa chiều sâu yêu cầu.

+ Đóng ván tiếp theo cho đến 1 nửa chiều sâu.

Cứ tuần tự như vậy cho đến hết.

- Ưu điểm

+ Đất chèn vào mộng cảu ván cừ ít hơn (1 nửa chiều dài cừ).

+ Có thể điều chỉnh sai lệch.

- Phạm vi áp dụng.

+ Chiều sâu đóng cừ lớn.

+ Số lượng ván cừ nhiều.

2. Đảm bảo ổn định

- Nguyên nhân gây mất ổn định ván cừ là do mất cân bằng ma sát giữa phần dưới và phần trên của mộng ván cừ.

- Giải pháp khắc phục: Cắt vát đầu dưới của ván cừ để khi đóng xuống ván cừ hơi bị đẩy ra => giảm sát cho phần bên dưới (góc vát ngược chiều hướng đóng).

- Dùng khi thi công qua tầng đất yếu: Nếu gặp trường hợp tầng đất tốt phía trên, tầng đất yếu phía dưới thì phải tăng diện tích phía mũi cừ giảm tốc độ xuống của ván cừ (cân bằng ma sát đầu trên và dưới).

- Trong thực tế, thi công không dùng 2 giải pháp này mà chọn tăng chiều dày tính toán ván cừ.

+ Dùng phương pháp ép tĩnh hoặc ép rung: chọn tăng ván cừ lên 1,2 lần.

+ Thực tế hay dùng phương pháp ép rung, ép rung có thể dùng để nhổ ván cừ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: