Câu 19: Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc

Câu 19:  Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.  Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với HSSV hiện nay.

1, Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. 

   Đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy một số nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới sau đây:

a) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

- Nói đi đôi với làm – chống thói đạo đức giả.
+ Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm. Đạo đức cách mạng là đạo đức luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích của cách mạng. Điều này phân biệt rạch ròi với thói đạo đức giả, đạo đức của giai cấp bóc lột với những bản chất nói nhiều, làm ít, nói mà không làm…

+ Nói đi đôi với làm còn nhằm chống thói đạo đức giả. Nói không đi đôi với làm sẽ dẫn tới nguy cơ làm mất lòng tin của dân đối với Đảng và chế độ mới.

-   Phải nêu gương (những tấm gương) về đạo đức.

+ Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm là một nét đẹp của văn hóa phương Đông.

+ Theo HCM, hơn bất kì 1 lĩnh vực nào khác, trong lĩnh vực đạo đức đặc biệt phải chú trọng “đạo làm gương”. Phát hiện, xd những điển hình người tốt việc tốt.

+ Xây dựng đạo đức mới, nêu gương đạo đức phải rất chú trọng tính chất phổ biến, rộng khắp, vững chắc của toàn xã hội và những hạt nhân "người tốt, việc tốt" tiêu biểu.

b,Xây đi đôi với chống.
  Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống
.

+ Xây là giáo dục những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Chống: chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, cửa quyền, hách dịch.

+ Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Điều này thuộc quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

   Chống và xử lý nghiêm là nhằm xây, đi liền với xây và muốn xây thì phải chống. Mục đích cuối cùng là xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam. Vì vậy, phải xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài.


c)Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
+ Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông. HCM nói: "Chúng ta phải nhớ câu "Chính tâm, tu thân" để "trị quốc bình thiên hạ". Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công.

+ Mỗi người cần phải nhìn thẳng vào mình, phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày. Nếu không sẽ dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân thì có thể ngày hôm qua có công với cách mạng, nhưng ngày hôm nay lại có tội với nhân dân.

+ Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.

2, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với HSSV hiện nay.

a.Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM

-  Xác định đúng vị trí và vai trò của đạo đức đối với cá nhân

   HCM cho rằng việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là thế hệ trẻ, vì họ là người chủ tương lai của nc nhà, là cái cầu nối giữa các thế hệ.

-   Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức HCM.

Trong bài nói tại đại hội sinh viên VN lần thứ hai ; 7/5/1958; những phẩm chất đó đc người tóm tắt trong 6 cái yêu

+ Yêu tổ quốc, yêu nhân dân: là phải làm sao cho tổ quốc ta giàu mạnh, biết chia sẻ những lo lắng vui buồn với nhân dân.

+ Cần cù sang tạo trong học tập.

+ Sống nhân nghĩa có đạo lý.

-   Tu dưỡng theo các nguyên tắc đạo đức HCM.

+ Kiên trì tu dưỡng đạo đức CM.

+ Nói đi đôi với làm.

+  Kết hợp giữa xây đạo đức mới và chống biểu hiện suy thoái đạo đức.

b.Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức HCM

+ Một là, học trung với nước học hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

+ Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản di và đức tính khiêm tốn phi thường

+ Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trrọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người

+ Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống    

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top