Câu 18: Các nhóm máu A, B, AB, O
Câu 18: Các nhóm máu A, B, AB, O, nhân tố Rhesus và nguyên tắc truyền máu?
Sự khác nhau giữa các nhóm máu là do sự có mặt hay không có mặt các phân tử protein gọi là các kháng nguyên và các kháng thể. Các kháng nguyên nằm trên bề mặt của tế bào hồng cầu còn các kháng thể thì nằm trong huyết tương. Con người có các nhóm máu khác nhau thì có các sự kết hợp khác nhau của những phân tử này.
Theo hệ thống nhóm máu ABO thì có 4 nhóm máu là A, B, AB và O.
Nhóm máu A: trong máu có kháng nguyên A trên bề mặt tế bào hồng cầu và kháng thể β trong huyết tương.
Nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt tế bào hồng cầu và kháng thể α trong huyết tương.
Nhóm máu AB: có cả khảng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu nhưng không có kháng thể α hay β trong huyết tương.
Nhóm máu O: không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu nhưng có cả kháng thể α và β trong huyết tương.
Yếu tố Rhesus (Rhesus factor) là 1 chất protein có trên các tế bào màu đỏ (hồng cầu) cùng với các protein khác A, B, AB, O để phân biệt các nhóm máu. Chúng ta có tất cả 4 nhóm máu khác nhau, nhóm A, B, AB, O, và yếu tố Rhesus ký hiệu là Rh(D).
Người nào không có yếu tố Rhesus thì gọi là Rh âm tính (Rhesus negative, Rh(d)). 86% con người có Rh dương tính.
■ Một người có nhóm máu Rh+ thì có thể nhận máu từ một người có nhóm máu Rh- hay Rh+ mà không có vấn đề gì nguy hiểm xảy ra. Còn ngược lại thì không được vì có thể tạo ra các kháng thể gây phản ứng với tế bào máu.
■ Theo những hệ thồng nhóm máu trên thì một người có thể thuộc 1 trong 8 nhóm máu: A Rh+, A Rh-, B Rh+, B Rh-, AB Rh+, AB Rh-, O Rh+, O Rh-
Nguyên tắc truyền máu:
■ Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp.
■ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền máu.
█ Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm chung của Mô cơ:
+ Mô cơ có nguồn gốc từ lá phôi giữa, riêng cơ bì có nguồn gốc từ lá phôi ngoài.
+ Đơn vị cấu tạo có thể là tế bào (cơ trơn, cơ tim) hoặc hợp bào (cơ vân).
+ Là loại mô đã được biệt hóa rất cao để thực hiện chức năng vận động. Trong tế bào hoặc hợp bào không có trung thể và không có khả năng phân bào từ khi sơ sinh đến khi chết (trừ cơ tim).
+ Các tế bào và hợp bào cơ thường dài nên được gọi là các sợi cơ.
+ Cơ trơn (hay cơ tạng) phân bố ở các nội quan, co yếu, lâu mỏi và không theo ý muốn.
+ Cơ vân (cơ xương) gắn liền với bộ xương (trừ cơ quanh miệnh, cơ lưỡi, cơ thực quản, cơ vòng hậu môn).
+ Cơ tim là dạng trung gian giữa cơ trơn và cơ vân, co nhịp nhàng, tự động suốt cuộc sống cá thể.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top