cau 18:cac giai doan phat trien cua tap the hs
* Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh:
Quá trình phát triển của một tập thể là quá trình lâu dài, quá trình này diễn biến theo từng giai đoạn, được đặc trưng bởi nhiều dấu hiệu, trong đó nổi bật hai dấu hiệu sau:
+ Ai đề ra yêu cầu (nêu nhiệm vụ, đề xuất cách giải quyết) đối với tập thể: Giáo viên, phụ trách Đội, cán bộ chi đoàn, cán bộ lớp đề ra hay các thành viên của tập thể tự đề ra.
+Các thành viên của tập thể chấp nhận những yêu cầu đó như thế nào (tự giác, tự nguyện, tự động…) và thực hiện những đòi hỏi đó với những động cơ đạo đức như thế nào? (Vì mục đích xã hội, vì vinh dự tập thể…)
Cả hai đặc trưng nói trên phản ánh mặt bên ngoài cũng như mặt bên trong của sự vận động của tập thể.
Các đặc trưng cơ bản đó, sự phát triển của tập thể thường trải qua ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Nhà giáo dục cần và có thể đề ra yêu cầu đối với học sinh. Những yêu cầu này có tính chất kiên quyết về mặt hình thức, rõ ràng về mặt nội dung và ít nhiều có tính chất gợi ý.
+ Giai đoạn hai: Là giai đoạn mà các cán bộ lớp, Đoàn, Đội, các phần tử tích cực của tập thể đề ra yêu cầu đối với bạn mình, và tự đề ra yêu cầu đối với mình.
+ Giai đoạn 3: Là giai đoạn mà tập thể tự đề ra yêu cầu đối với mình, đoàn kết lại trong một thể thống nhất. Đó cũng là lúc từng thành viên trong tập thể tự đề ra yêu cầu xã hội đối với mình và tự lựa chọn các cách ứng xử phù hợp với yêu cầu đó. Tóm lại, con đường từ chỗ nhà giáo dục đề ra yêu cầu kiên quyết đến chỗ mỗi thành viên tự giác, tự động đề ra yêu cầu cho bản thân ttrên cơ sở những yêu cầu của tập thể là con đường cơ bản của sự phát triển của tập thể học sinh.
* Tại sao người giáo viên phải nắm được các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh?
Biết rõ tập thể mà mình đang tiến hành dạy học, giáo dục đang ở giai đoạn phát triển nào và qua đó có những biện pháp tổ chức, biện pháp tác động giáo dục, cách đề ra yêu cầu phù hợp với tình hình phát triển của tập thể, có cách bố trí, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với tình hình. Cụ thể là:
- Ở giai đoạn tập thể vừa mới hình thành, chức năng chủ yếu của giáo viên là tổ chức: Tổ chức các cơ cấu và quan hệ trong tập thể, tổ chức triển khai các hoạt động của tập thể theo mục đích yêu cầu do giáo viên đề ra, tổ chức và phát hiện các phần tử tích cưc.
Trong giai đoạn này, tập thể là mục đích của những nỗ lực sư phạm của nhà giáo dục, nhằm biến một đơn vị vừa được tập hợp lại (lớp, chi đội, chi đoàn, tổ ngoại khoá…) thành một cộng đồng về mặt xã hội, tâm lý, trong đó quan hệ giữa các thành viên đã được thiết lập thông qua các hoạt động chung và các quan điểm, đánh giá, xúc cảm của họ được xem xét theo các chuẩn mực chính trị – đạo đức XHCN, đã có điều kiện để xích lại gần nhau hơn.
Mở đầu giai đoạn này, nhà giáo dục thường đề ra trước học sinh những mục đích có tính chất xã hội của cuộc sống tương lai, đồng thời đề ra những mục đích riêng. Muốn vậy, phải cần thu thập những thông tin về hứng thú, nguyện vọng của học sinh, về những quan niệm đạo dức, văn hoá, kinh nghiệm của họ, về công việc của tập thể và các mối quan hệ của tập thể.
Sau đó, giáo viên tổ chức một số hoạt động chung của tập thể nhằm làm cho các thành viên gần gũi nhau hơn và hiểu nhau hơn. Thông qua hoạt động chung của tập thể mà giáo viên và học sinh phát hiện ra ai là những người tích cực, ai là những người chưa tích cực,;phát hiện những mối quan hệ phụ thuộc,từ đó hoàn thiện dần đội ngũ cán bộ tự quản trong tập thể học sinh
Kết thúc giai đoạn này, tập thể cử được cơ quan điều khiển do các thành viên bầu ra do sự hướng dẫn khéo léo của giáo viên. Những quan hệ phụ thuộc về trách nhiệm đã được hình thành.
- Ở giai đoạn 2, bước vào giai đoạn này, do thái độ khác nhau đối với sự hưởng ứng và thực hiện những yêu cầu của giáo viên, học sinh trong tập thể đã phân hoá thành các loại khác nhau: Loại tích cực, gương mẫu thực hiện những nhiệm vụ chung của tập thể hợp thành đội ngũ cốt cán. Đồng thời, những người này cũng biết đòi hỏi các bạn cùng lớp thực hiện những yêu cầu đã đề ra. Loại thứ hai là những học sinh thụ động, sẵn sàng thực hiện những yêu cầu đã đề ra nếu giáo viên và tập thể đề ra yêu cầu. Loại thứ ba là loại học sinh dửng dưng với công việc chung, với lợi ích chung nhưng không chống lại những công việc giáo viên hoặc tập thể đề ra và thực hiện. Đặc biệt có loại học sinh “cá biệt”, mất trật tự, vô kỷ luật, hay quấy phá, gây trở ngại cho việc tổ chức và tiến hành các công việc chung của tập thể.
Ở giai đoạn này, giáo viên và các thành viên tích cực cần chú ý lôi cuốn các học sinh thụ động ủng hộ các phần tử cốt cán và cũng cần phải đề ra các yêu cầu đối với tập thể. Cơ quan điều khiển – bộ phận tích cực của tập thể đã được hình thành, tích cực ủng hộ, tổ chức thực hiện các yêu cầu và các chỉ dẫn của nhà giáo dục đối với hoạt động của tập thể. Những đòi hỏi của nhà giáo dục dưới dạng khuyên bảo, gợi ý, đề nghị đều thông qua các phần tử tích cực và biến thành yêu cầu của cơ quan điều khiển. Chức năng của nhà giáo dục chuyển dần từ chỗ trực tiếp tổ chức mọi công việc của tập thể sang chức năng tổ chức và giáo dục các thành viên tích cực, đặc biệt là việc giúp đỡ các cán bộ của tập thể đề ra các yêu cầu đối với tập thể, qua đó mà xây dựng uy tín của các phần tử tích cực của tập thể, hoàn thiện hệ thống các mối quan hệ trong tập thể cơ quan lãnh đạo và các nhóm nhỏ với tập thể lớn. Đó là nhiệm vụ chủ yếu của nhà giáo dục trong giai đoạn này.
- Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn mà những yêu cầu của nhà giáo dục đã trở thành yêu cầu của toàn thể học sinh. Toàn tập thể đã đề ra yêu cầu đối với bản thân, đa số các thành viên của tập thể đều tham gia các loại hoạt động khác nhau do tập thể tổ chức và đều trở thành mạng lưới tích cực trong các hoạt động đó.
Đến giai đoạn này, tập thể đã phát huy đầy đủ chức năng giáo dục của mình thông qua dư luận chung, những đánh giá chung căn cứ vào những định hướng giá trị đạo đức đã được tập thể thừa nhận.
Vị trí của nhà giáo dục ở giai đoạn này hầu như chỉ ở hậu trường để điều khiển với tư cách là nguời cố vấn. Phần lớn thời gian của giáo viên dành cho việc nghiên cứu, theo dõi sự phát triển của tập thể cũng như của từng cá nhân để giúp đỡ cơ quan tự quản xác định những mục đích và phương tiện hoạt động của tập thể.
Tóm lại, người giáo viên phải nắm vững các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh mới xác định cho mình vị trí, chức năng phù hợp với từng giai đoạn đó. Nhờ vậy mà tạo cho tập thể phát triển nhanh, mạnh và đúng hướng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top