Câu 17. Trình bày các hoạt động thanh toán của NHTM?

Câu 17. Trình bày các hoạt động thanh toán của NHTM?

ü  Căn cứ vào phương tiện thanh toán có : thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán chuyển khoản)

a/ Thanh toán bằng tiền mặt:

Là việc thanh toán trong đó bên mắc nợ dùng tiền mặt (tiền giấy, tiền xu) chuyển trả cho bên thụ hưởng.

Quan hệ thanh toán này hầu hết được thực hiện trực tiếp giữa người chi trả và người thụ hưởng mà không cần sự có mặt của ngân hàng với tư cách “trung gian”. Một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng-người chi trả, ngân hàng có thể thanh toán bằng tiền mặt cho người hưởng lợi, hoặc thực hiện thu, chi tiền mặt theo yêu cầu của khách hàng…

b/ Thanh toán chuyển khoản:

Là việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển tài khoản trong hệ thống ngân hàng, hoặc bù trừ công nợ mà không sử dụng đến tiền mặt

Đặc điểm:

- Thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng tiền ghi sổ hay còn gọi là bút tệ

- Thanh toán không dùng tiền mặt, mỗi khoản thanh toán ít nhất có 3 bên tham gia: người trả tiền, người nhận tiền, trung gian thanh toán

- Khi tiến hành các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt phải sử dụng các chứng từ thanh toán riêng gồm các lệnh thu, lệnh chi mà do chính người nhận tiền hay người trả tiền lập ra.

Vai trò:

- Thúc đẩy nhanh sự vận động của vật tư, tiền vốn trong nền kinh tế, dẫn đến giảm thấp chi phí sản xuất và lưu thông, tăng tích lũy cho quá trình tái sản xuất

- Góp phần giảm tỉ lệ tiền mặt lưu thông, qua đố góp phần tiết kiệm chi phí phát hành và lưu thông tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý lưu thông tiền tệ.

- Tạo khả năng tập trung nguồn vốn tín dụng vào hệ thống ngân hàng để đầu tư cho phát triển kinh tế

- Tạo tiền đề kinh tế thuận lợi để nhà nước kiểm soát các hoạt động kinh tế và việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, củng cố kỉ luật thanh toán….

ü  Căn cứ vào phạm vi thanh toán có: thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế

a/ Thanh toán nội địa:

Là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các chủ thể của một nước.

Một số hình thức thanh toán chủ yếu: Thanh toán bằng séc, thanh toán bằng ủy nhiệm chi, thanh toán bằng ủy nhiệm thu, thanh toán bằng thẻ thanh toán,..

b/ Thanh toán quốc tế:

Là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hay giữa 1 quốc gia với một tổ chức cá nhân quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.

Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của quá trình thực hiện một giao dịch kinh tế quốc tế. Vì thế, tổ chức tốt hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ góp phần quan trọng vào việc tạo dựng, duy trì, phát triển các quan hệ hợp tác, các giao dịch kinh tế quốc tế mà còn góp phần đảm bảo khả năng thanh toán, giảm thiểu chi phí thanh toán, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể tham gia.

Đặc điểm:

- Thanh toán quốc tế không những chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc gia mà còn chịu sự điều chỉnh của luật pháp, công ước và các tập quán quốc tế

- Thanh toán quốc tế chịu sự ảnh hưởng của tỉ giá và môi trường kinh tế chính trị thế giới

- Ngoại trừ các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa được mua bán qua con đường tiểu ngạch, các giao dịch thanh toán quốc tế chủ yếu được thực hiện qua hệ thống ngân hàng thương mại

Một số hình thức thanh toán chủ yếu: Phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ,

Căn cứ vào chủ thể tham gia trong quan hệ thanh toán có: thanh toán giữa các ngân hàng với khách hàng và thanh toán liên ngân hàng (thanh toán trong hệ thống ngân hàng và giữa các ngân hàng khác hệ thống, thanh toán với NHTW/ Ngân hàng nhà nước).

Trong hoạt động thanh toán, các NHTM không chỉ đóng vai trò là “trung gian” cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng để hưởng phí dịch vu, để hoàn tất quá trình thanh toán cho khách hàng và thanh toán các giao dịch vốn giữa các ngân hàng, mỗi ngân hàng còn phải tham gia xử lí các quan hệ thanh toán với các ngân hàng khác. Việc  thanh toán giữa các ngân hàng có thể thực hiện theo phương thức:

- Thanh toán liên hàng là phương thức thanh toán giữa các chi nhánh trong cùng một hệ thống ngân hàng phát sinh trên cơ sở thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các chủ thể thanh toán mở  tài khoản ở các ngân hàng khác nhau, hoặt thanh toán công nợ, chuyển cấp vốn, điều hòa vốn trong nội bộ từng hệ thống ngân hàng

- Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng là phương thức thanh toán được thực hiện bằng cách bù trừ tổng số phải thu, phải trả để thanh toán số chênh lệch.

- Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHNN

- Thanh toán theo phương thức ủy nhiệm thu hộ, chi hộ: là phương thức thanh toán trong đó ngân hàng này sẽ thực hiện thu hộ, hoặc chi hộ cho ngân hàng kia trên cơ sở các chứng từ thanh toán của khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng kia.

- Thanh toán qua tìa khoản tiền gửi tại ngân hàng khác

- Thanh toán liên ngân hàng điện tử: là hệ thống thanh toán tổng thể bao gồm hệ thống bù trừ liên ngân hàng, hệ thống xử lí tài khoản tiền gửi thanh toán và cổng giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử được thực hiện thông qua một Trung tâm thanh toán quốc gia và quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: