Câu 17: Quan niệm của CN Mác về dân chủ? sự khác nhau giữa DCVS và DCTS
a. Làm rõ quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, V.I. Lê-nin cho rằng: "Giai cấp vô sản không thể giành được thắng lợi bằng cách nào tốt hơn là thông qua chế độ dân chủ, nghĩa là bằng cách thực hiện chế độ dân chủ triệt để và đem những yêu sách dân chủ được đề ra một cách kiên quyết nhất mà gắn liền với từng giai đoạn đấu tranh của họ"(1). Trong tư tưởng của V.I. Lê-nin, phạm trù dân chủ được triển khai dưới rất nhiều cấp độ và rất cụ thể.
V.I. Lê-nin cũng như bất kỳ nhà mác-xít nào đều quan niệm quần chúng nhân dân là người làm nên lịch sử chứ không phải những cá nhân anh hùng hoặc thần thánh nào. Trong các xã hội trước đây, vai trò này bị xuyên tạc. Từ trong tư tưởng của các nhà Khai sáng, trong mục tiêu của các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đến cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, "dân chủ" vừa là các khẩu hiệu chiến đấu vừa là mục tiêu cách mạng. Về lô-gic, mục tiêu đó phải được thực hiện triệt để nhất dưới chủ nghĩa xã hội (CNXH), và CNXH cần phải làm tất cả để trả lại vị trí và danh hiệu người quyết định lịch sử, tức là người chủ của tiến trình lịch sử cho quần chúng nhân dân, người chiếm đa số, so với người chiếm thiểu số là giai cấp thống trị. Từ góc độ này, V.I.Lê-nin cho rằng: "dân chủ là sự thống trị của đa số"(2). Cũng cần nhấn mạnh rằng, "sự thống trị của đa số" theo cách nói của V.I. Lênin là một "chế độ". Không nên hiểu như là "sự cai trị, sự áp bức, sự áp đặt..." một cách thô thiển và đơn giản, mà cần hiểu rằng đó là sự quyết định của đa số mà thiểu số phải phục tùng các quyết định đó.
Trong Mười đề cương về chính quyền Xô-viết, V.I. Lê-nin coi dân chủ là tự do. V.I. Lê-nin nhấn mạnh: "Dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của đa số; còn có gì cao hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa"(3). Dân chủ nói một cách cụ thể, là: 1) Bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật; 2) Tự do chính trị cho mọi công dân; 3) Quyết định theo đa số của mọi công dân; 4) Quyết định bằng cách biểu quyết, đó là thực chất của dân chủ hòa bình hoặc dân chủ thuần túy v.v(4)..
Quan niệm về dân chủ trên đây của V.I. Lê-nin không những không mâu thuẫn với các quan niệm tiến bộ về dân chủ trong lịch sử tư tưởng nhân loại mà còn là bước kế thừa và phát triển trong điều kiện mới, tức là trong điều kiện cần phải giáo dục cho giai cấp công nhân và đảng của nó hiểu được bản chất của dân chủ và nhiệm vụ của mình trong quá trình thiết lập một nền dân chủ mới, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Để có nền dân chủ XHCN, giai cấp công nhân và đảng của nó không chỉ giác ngộ về "dân chủ" mà phải xây dựng một "chế độ dân chủ". Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn, v.v.. Đó là một trong những nhiệm vụ cấu thành của cuộc đấu tranh vì cách mạng xã hội.
Phát triển tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin nhiều lần khẳng định rằng "chế độ dân chủ" là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước. Chế độ dân chủ cũng là nhà nước, do đó nhà nước mà mất đi thì chế độ dân chủ cũng mất theo.
Phải xây dựng một hình thái nhà nước như thế nào mới bảo đảm dân chủ? So sánh với các hình thức nhà nước trong lịch sử, kể cả nhà nước của giai cấp tư sản, so sánh các chế độ nhà nước khác nhau, kể cả chế độ đại nghị mà V.I. Lê-nin đánh giá cao tính chất tiến bộ của nó về mặt lịch sử, V.I. Lê-nin cũng như C.Mác cho rằng Công xã Pa-ri là hình thức nhà nước dân chủ nhất "cuối cùng cũng đã được tìm ra". Mô hình nhà nước đó sau này được áp dụng trong Cách mạng 1905 - 1907 và Cách mạng Tháng Mười Nga, gọi là các Xô-viết công - nông - binh. V.I. Lê-nin cho rằng, Xô-viết, tựu trung là một hình thức và một kiểu chế độ dân chủ vô cùng cao hơn, chính là vì do chỗ nó tập hợp được quần chúng công nông và lôi cuốn họ tham gia sinh hoạt chính trị, nên đó là cơ quan gần dân nhất(5).
Theo những phác thảo ban đầu về một nhà nước Cộng hòa Xô-viết, nhân dân trực tiếp tham gia vào công việc của nhà nước thông qua các Xô-viết. Ở trong các Xô-viết nhân dân tự quyết định luật lệ, tự thi hành các luật lệ đó và tự xét xử những ai vi phạm luật lệ của Xô-viết. Để có một nhà nước như vậy, V.I.Lê-nin cho rằng: "Cần xây dựng ngay chế độ dân chủ, bắt đầu từ cơ sở, dựa vào sáng kiến của bản thân quần chúng, với sự tham gia thực sự của quần chúng vào tất cả đời sống của nhà nước, không có "sự giám sát" từ trên, không có quan lại"(6). Các cấp trên của cơ sở sẽ là đại biểu các Xô-viết cho đến Xô-viết tối cao. Mô hình này được xây dựng trong thực tiễn sau thắng lợi của Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga năm 1917. Để cho hệ thống các Xô-viết hoạt động được phải thực hiện một số nguyên tắc như: Bầu cử và bãi miễn các cơ quan lãnh đạo các Xô viết (các đại biểu); thiểu số phục tùng đa số, nguyên tắc tập trung dân chủ...
Những giá trị dân chủ, theo V.I. Lê-nin, cần được giai cấp công nhân vận dụng để thực hiện sứ mệnh của mình, mà trước hết là để xây dựng một chính đảng của giai cấp công nhân. "Sự cần thiết phải xây dựng đảng cộng sản theo nguyên tắc dân chủ bắt nguồn trước hết từ vai trò quyết định của giai cấp công nhân và quần chúng lao động trong sự sáng tạo lịch sử"(7). Điều này cũng có nghĩa là thừa nhận về mặt lý luận cũng như thực tiễn vai trò của tuyệt đại đa số đảng viên của đảng với tư cách là người gắn bó, tổ chức các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân trong việc xác định các mục tiêu, chiến lược, sách lược, các hình thức tổ chức của đảng, trong việc hình thành các cơ quan lãnh đạo các cấp của đảng từ chi bộ cơ sở đến Ban Chấp hành Trung ương. Vì thế nó cũng thừa nhận vai trò quyết định của tất cả đảng viên trong công tác tổ chức và cán bộ của đảng. Chính đội ngũ đảng viên, thông qua phong trào quần chúng và những nhiệm vụ cụ thể trong quá trình thực hiện cương lĩnh của đảng mà phát hiện, giới thiệu cho đảng những đảng viên ưu tú, có năng lực, vào các cơ quan lãnh đạo của đảng. Nguyên tắc dân chủ còn bao hàm việc hình thành các cơ quan lãnh đạo của đảng phải thông qua bầu cử dân chủ trong đảng; quyền bãi miễn các chức vụ do bầu cử lập ra, hệ thống các cơ quan lãnh đạo phải được bầu từ dưới lên trên; quyền quyết định tối cao là quyền của đại hội đảng; các cơ quan lãnh đạo của đảng phải thường xuyên báo cáo công tác trước đảng viên, các đảng viên bình đẳng trước điều lệ đảng.
Như vậy, nguyên tắc dân chủ, được hình thành trên cơ sở những giá trị dân chủ mà nhân loại đã đạt được trong lịch sử phát triển của mình. Nhưng được vận dụng trong điều kiện mới, điều kiện mà sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trở thành một tất yếu lịch sử và trong điều kiện mà cách mạng XHCN đã trở thành trực tiếp.
Xác định mối quan hệ giữa chế độ dân chủ và nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, V.I. Lê-nin viết: "Chế độ dân chủ và nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số không phải là những chuyện giống hệt như nhau. Việc bầu cử, cũng chỉ được coi là dân chủ chân chính "khi nào quyền bãi miễn cử tri đối với người trúng cử được thừa nhận và được áp dụng"(8). V.I. Lê-nin luôn nói đến tính hình thức của dân chủ tư sản, và luôn nhấn mạnh, dân chủ XHCN là thực chất, ít hình thức hơn.
b. Đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Do nhân dân làm chủ.
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; có điều kiện phát triển toàn diện.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
- Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản lãnh đạo.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
c. Sự khác nhau cơ bản giữa dân chủ vô sản và dân chủ tư sản
* Dân chủ tư sản là một trong những hình thức chính trị của nhà nước tư sản. Dân chủ vô sản là một trong những hình thức chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bắt nguồn từ chính bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Cơ sở kinh tế của dân chủ tư sản là những điều kiện tiên quyết của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình phát triển do bản chất giai cấp, dần dần tính chất tiến bộ của nền dân chủ tư sản đã bị biến dạng. Từ chỗ quan hệ bình đẳng của công dân trước pháp luật đã thay bằng quan hệ áp bức và bất công, các phúc lợi tự do cá nhân, phần lớn rơi vào lớp người khá giả, giới thượng lưu. Còn những người làm thuê, nhân dân lao động lại ít được hưởng quyền tự do dân chủ thật sự. Ngay cả vấn đề thông tin đại chúng, nhà nước tư bản vẫn rêu rao là tự do, kỳ thực, nó được sử dụng chủ yếu vì lợi ích của những tổ chức độc quyền tư bản lớn. Nhiều nhà tư bản lớn ở phương Tây đã mua các báo, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình, hãng phim và những phương tiện tuyên truyền khác để thao túng, uốn nắn dư luận xã hội theo ý đồ riêng của mình. Đó là thực chất của chế độ dân chủ tư sản hiện đại.
Các bạn cần tài liệu thi tốt nghiệp môn nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin thì liên lạc với Phùng Văn Thỏa. Mình sẽ up cho các bạn đầy đủ 20 câu hỏi.
Email: [email protected]
Y!M: mysoultb
Phone: 01684474965
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top