Câu 17:Quan niệm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa.

Câu 17:Quan niệm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa.

1, Định nghĩa của HCM về văn hoá:

 

   “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phấp luật, khoa học, tôn giáo, văn học , nhệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về măc, ăn, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức lả văn hoá.VH là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những như cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

2, Các vấn đề chung của văn hoá theo quan điểm của HCM.

a. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hoá trong đời sống xh.

-   VH được HCM xác định là đời sống tinh thần của xh, là thuộc về kiến trúc thượng tầng. VH có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xh, tạo thành 4 vấn đề chủ yếu của đời sống xh và được nhận thức như sau:

     + Chính trị xh có đc giải phóng thì văn hoá mới đc giải phóng. Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hoá phát triển.

     + VH quan trọng ngang kinh tế, chính trị xã hội.

-   VH ko thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của nhiệm vụ kinh tế:

     + Có nghĩa là VH phải tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

     + Có nghĩa là kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa.

-   VH vừa là mục tiêu, vừa là động lực của CM.

b. Quan điểm về chức năng của văn hoá.

-   Một là khẳng định, nêu cao tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.

+ Lý tưởng của nhân dân VN đó là l ý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, thực hiện nhiệm vụ GPDT, GP giai cấp, GP con người.

+ Tình cảm lớn, theo HCM là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người: yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung, ghét những thói hư, tật xấu, đề cap cái chân, cái thiện, cái mỹ…

+ VH còn góp phần xây dắp niềm tin cho con người, tin ở bản chất khoa học và CM của cn Mác-Leenin, tin vào nhân dân và tiền đồ CM.

-   Hai là mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.

-   Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh.

c. Quan điểm về tính chất của nền văn hoá

 + Tính dân tộc của nền văn hoá được HCM biểu đạt bằng nhiều khấi niệm, như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trung của văn hoá dân tộc, giúp phân biệt, kg nhầm lẫn văn hoá với các dân tộc khác

+ Tính khoa học của nền văn hoá phải thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại: hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội. Tính khoa học của văn hoá đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ.

+ Tính đại chúng của nền văn hoá là phục vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọng nhân dân. Đó là nền vh do đại chúng nhân dân xd.

3, Quan điểm của HCM về 1 só lĩnh vực chính của vh.

a. Văn hóc giáo dục.

-   Mục tiêu của vh giáo dục: Thực hiện 3 chức năng của vh.

-  Nội dung giáo dục phải toàn diện: vh, vhinhs trị, KH-KT, chuyên môn nghiệp vụ…

-   Phương châm giáo dục: học đi đôi với hành, học mọi lúc mọi nơi…

-   Phương pháp gd: phải xuất phát và bám chặt và mục tiêu giáo dục.

b. Văn hóa nghệ thuật.

- Văn hóa nghệ thuật là 1 mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ.

- Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.

- Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới.

c. Văn hóa đời sống.

- Đạo đức mới: Thực hành đời sống mới truocs hết là đời sống CM.

- Lối sống mới: Là lối sống có lý tưởng, có đạo đức, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo lối sống văn minh, tiên tiến.

- Nếp sống mới: Xd nếp sống văn minh, xd những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #123