Câu 16: Q.điểm của hcm về xd nn trong sạch, v.mạnh, hđ có hiệu quả.

Câu 16: Quan điểm của hcm về xd nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.

a. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của nhà nước

-   Các biểu hiện tiêu cự trong bộ máy Nhà nước: Xây dựng một nhà nước trong sạch vững mạnh là điều luôn thường trực trong tâm trí và hành động của Hồ Chí Minh, trong quá trình xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, Người đã chỉ rõ những tiêu cực và nhắc nhở mọi người đề phòng, khắc phục:

+ Đặc quyền, đặc lợi: hách dịch với dân, lạm quyền vơ vét tiền của của nhân dân lao, lạm dụng chứ quyền làm lợi cá nhân.

+ Tham ô, lãng phí, quan liêu: theo quan điểm của HCM “tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến… Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”.

+ Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo: HCM kịch liệt lên án kéo bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết, cậy thế kiêu ngạo…

-   Các giải pháp phòng ngừa và khắc phục:

+ Chống chủ nghĩa cá nhân vì CN cá nhân là giặc nội xâm, là thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hang trăm thứ bệnh….

+ Tẩy trừ những thói hư tật xấu cậy mình trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách dịch với dân.

b. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng

- Xuất phát từ thực trạng của đất nước là từ một nền kinh tế tiểu nông, quen sống theo luật tục, hơn là theo pháp luật, bỏ qua chế độ tư bản đi lên CNXH, lại trải qua nhiều năm chiến tranh...nên theo Người việc cần làm trước tiên là phải khẩn trương xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân, Song không nên vì thế mà đề cao một chiều vai trò của pháp luật, coi pháp luật là tối thượng, bỏ qua vai trò hỗ trợ của các nhân tố khác , trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức. Do vậy phải tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. Kết hợp nhuần nhuyễn cả “đức trị” và “pháp trị”.

- Quan hệ giữa đạo đức và pháp luật thì pháp luật bao giờ cũng là một biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức nào đó và biến nó thành thói quen, chuẩn mực đạo đức càng khó bao nhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu.

- Thi hành pháp luật phải bảo đảm được tính vô tư, khách quan, công bằng, bình đẳng đối với mọi công dân trước pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #123