Câu 16. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Câu 16. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1945-1989).
1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị.
* Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (giai đoạn 1945- 1954).
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thàng công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đánh dấu sự hình thành hệ thống chính trị cách mạng ở nước ta với những đặc trưng:
+ Vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là giải phóng dân tộc, cùng với đó là xóa bỏ các di tích phong kiến, phát triển dân chủ nhân dân gây cơ sở cho CNXH.
+ Dựa trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặt lợi ích của dân tộc lên cao nhất.
+ Chính quyền tự xác định là công bộc của dân, cán bộ sống và làm việc giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng (từ 11- 1945 đến 2- 1951) được ẩn trong vai trò của Quốc hội, Chính phủ, trong vai trò của Hồ Chí Minh và các đảng viên trong Chính phủ.
+ Có một Mặt trận (Liên Việt) và nhiều tổ chức quần chúng hoạt động tự nguyện, không hưởng lương, do đó không có điều kiện công chức hóa, quan liêu hóa.
+ Cơ sở kinh tế của hệ thống chính trị dân chủ nhân dân là nền sản xuất nhỏ, tự túc, tự cấp, bị kìm hãm và chưa có viện trợ.
+ Đã xuất hiện (ở mức độ nhất định) sự giám sát của xã hội dân sự với Nhà nước và sự phản biện xã hội của một số đảng khác đói với Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, giảm thiểu những hiện tượng tiêu cực.
* Hệ thống chuyên chính vô sản (1955- 1975 và 1975- 1989).
- Ở nước ta khi giai cấp công nhân giành thắng lợi trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng là sự bắt đầu của cách mạng XHCN và cũng là sự bắt đầu thời kỳ thực hiện nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản. Bước ngoặt này bắt đầu ở miền Bắc sau năm 1954 và trên cả nước là sau năm 1975.
a) Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta.
+ Một là, lý luận của CNMLN về thời kỳ quá độ và chuyên chính vô sản.
C.Mác chỉ rõ, giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản là một thời kỳ cải biến cách mạng.
+ Hai là, đường lối chung của cách mạng VN giai đoạn mới.
ĐH IV của Đảng (12-1976) khẳng định: nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động…
Hiến pháp năm 1980 khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước chuyên chính vô sản".
+ Ba là, cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta.
Cơ sở chính trị đó được hình thành từ năm 1930 và bắt rễ vững chắc trong lòng dân tộc và xã hội.
+ Bốn là, cơ sở kinh tế của hệ thống chuyên chính vô sản là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp.
+ Năm là, cơ sở xã hội của hệ thống chuyên chính vô sản là liên minh công- nông- lao động trí óc đã được xác lập.
b) Chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản mang đặc điểm Việt Nam.
Một là, xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa bằng pháp luật và tổ chức.
Hai là, xác định Nhà nước trong chế độ làm chủ tập thể là Nhà nước chuyên chính vô sản.
Ba là, xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản.
Bốn là, xác định nhiệm vụ chung của các đoàn thể là bảo đảm cho quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của Nhà nước, đồng thời là trường học về CNXH.
Năm là, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
2. Đánh giá sự thực hiện đường lối.
a) Kết quả.
+ Việc xây dựng hệ thống chính trị giai đoạn 1975-1986 là một trong những nhân tố đưa nước ta vượt ra khỏi khó khăn thử thách trong tình trạng vừa có chiến tranh vừa có hoà bình, trong điều kiện mâu thuẫn trên thế giới diễn ra phức tạp.
+ Coi làm chủ tập thể là bản chất của hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta.
+ Đã xây dựng được mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý là cơ chế chung ở tất cả các cấp.
b) Hạn chế.
+ Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân chưa được xác định rõ.
+ Mỗi bộ phận trong hệ thống chính trị chưa làm tốt chức năng của mình.
+ Pháp chế XHCN còn nhiều thiếu sót.
+ Sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm với nhiệm vụ mới, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết những vấn đề kinh tế- xã hội cơ bản và cấp bách.
+ Đảng chưa phát huy tốt vai trò và chức năng của các đoàn thể trong việc giáo dục, động viên quần chúng tham gia quản lý kinh tế- xã hội.
c) Nguyên nhân.
+ Duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp.
+ Hệ thống chuyên chính vô sản có biểu hiện bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới so với những đột phá trong cơ chế quản lý kinh tế.
+ Bệnh chủ quan, duy ý chí; tư tưởng tiểu tư sản vừa "tả" khuynh, vừa hữu khuynh trong vai trò lãnh đạo của Đảng.
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân dân được thành lập
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top