câu 16

 

+ Nhiệm vụ

Ôtô máy kéo và xe chuyên dụng là các các phương tiện tự hành, chúng làm việc chủ

yếu trên đường giao thông hoặc tham gia giao thông, vì vậy tất cả đều được trang bị hệ thống

phanh. Phanh dùng để giảm tốc độ chuyển động, dừng xe khẩn cấp, thực hiện quay vòng gấp

và giữ cho xe đứng yên trên dốc. Hệ thống phanh có tình trạng kỹ thuật tốt sẽ giúp cho xe

máy làm việc an toàn, tăng vận tốc chuyển động trung bình, nâng cao năng suất và các chỉ

tiêu sử dụng khác.

+Yêu cầu với hệ thống phanh

- Có thể phanh riêng rẽ từng bánh hoặc tất cả các bánh xe và giữ các bánh ở trạng

thái hãm;

- Tác động nhanh chóng từ cơ cấu điều khiển đến cơ cấu phanh;

- Lực phanh được phân bố phù hợp đối với các bánh xe được phanh;

- Bảo đảm lực đạp lên bàn đạp phanh hợp lý song lực tác động vào cơ cấu phanh lớn;

- Phanh làm việc êm dịu, ôtô máy kéo chuyển động ổn định;

- Chăm sóc điều chỉnh cho hệ thống phải thuận tiện, dẫn nhiệt và truyền nhiệt tốt.

Có thể thực hiện phanh ôtô máy kéo bằng hai phương pháp: Phanh độc lập với động

cơ hoặc phanh không tách động cơ khỏi hệ thống truyền lực. Thực hiện phanh xe bằng cách

tăng mômen ma sát ở cơ cấu phanh giữa phần chuyển động và phần cố định với khung xe,

nhằm biến động năng thành nhiệt năng ở cơ cấu phanh rồi truyền nhiệt năng đó ra môi trường

xung quanh. Khi phanh xe không cắt ly hợp chính mà chỉ giảm lượng cung cấp nhiên liệu

hoặc hỗn hợp làm việc, khi đó tốc độ quay của trục khuỷu giảm, tốc độ chuyển động của bánh

chủ động đang còn lớn, bánh chủ động của ôtô máy kéo thông qua cơ cấu truyền lực, "đẩy"

cho trục khuỷu động cơ quay nhanh hơn, nhờ lực ma sát sinh ra trong cơ cấu biên tay quay và

lực nén ép của khí trong xylanh động cơ, tạo thành mômen phanh giúp cho lực phanh được

tăng lên, tuy nhiên để phanh có hiệu quả thì khi tốc độ chuyển động của xe đã giảm xuống

tương ứng với tốc độ quay cực tiểu của động cơ, cần cắt động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực,

việc phanh mới dừng nhanh chóng và không gây hao mòn các chi tiết của động cơ.

Theo công dụng của hệ thống phanh người ta phân ra:

- Phanh dừng: Dùng để giảm tốc độ chuyển động và dừng xe khi cần thiết (phanh này

thường được lắp trên bánh xe nên nó còn thường gọi là phanh bánh xe);

- Phanh hãm xe: Phanh này dùng để giữ xe đứng im trên đường hoặc trên dốc hoặc

phanh khẩn cấp khi phanh chính hư hỏng (phanh này thường tác động vào trục thứ cấp hộp số

hay các guốc phanh trong phanh bánh sau và liên hệ tới tay kéo hoặc núm kéo trên buồng lái

nên còn gọi là phan tay);

- Phanh an toàn: Dùng để dừng xe khi hệ thống phanh chính bị hư hỏng;

Phanh bằng động cơ: Đây là phương pháp phanh phụ trợ, dùng mômen ma sát sinh

ra khi giảm tốc độ của trục khuỷu để phanh khi không cắt ly hợp.

Theo cấu tạo bộ phận tạo mômen ma sát (bộ phận phanh) người ta phân ra:

- Phanh dải (hình 7-43 a);

- Phanh guốc (hình 7-43 b);

- Phanh đĩa (hình 7-44).

Ở loại phanh dải, trống phanh lắp then với trục cần phanh, dải phanh một đầu cố định,

một đầu liên kết với cơ cấu dẫn động và bàn đạp phanh, khi đạp lên bàn đạp (hay kéo tay

phanh) 1, khi đó dải phanh 7 được xiết chặt vào trống phanh, mômen ma sát sinh ra giữa mặt

ma sát của dải phanh và trống phanh, làm cho trục bị phanh lại. Để tăng hiệu suất phanh, và

mômen phanh trên bề mặt của dải phanh 7 người ta tán vào tấm đệm ma sát 6.

Đối với phanh guốc hình 7-43 b gồm có mâm phanh 7 lắp cố định với thân xe, trong

mâm phanh có lắp hai guốc phanh 6, một đầu của các guốc phanh tỳ vào chốt tỳ, đầu kia tỳ

vào cam hoặc xylanh lực 2. Tang trống 3 lắp then với trục bánh xe, vành bánh xe lắp với tang

trống bằng bulông 4 của tang trống. Khi phanh, trục cam xoay đi làm hai guốc phanh bung ra

xa nhau, mặt ma sát của guốc phanh ép vào mặt trong của tang trống đang quay cùng bánh xe,

mômen ma sát sinh ra làm phanh bánh xe lại.

Đối với loại phanh đĩa hình 7-44 a gồm thân phanh 6, thân phanh có nắp bắt chặt vào

khung máy bằng bu lông. Trong thân phanh có các đĩa chủ động và bị động, hai đĩa chủ động

bằng thép có các mặt ma sát, được lắp then hoa với trục cần phanh (bán trục ôtô máy kéo hay

trục bánh xe). Hai đĩa bị động 1 đồng thời là đĩa ép, được đặt ở giữa hai đĩa chủ động. Ở giữa

hai đĩa bị động có làm các rãnh hình nêm, trong các rãnh đó đặt các viên bi cầu bằng thép 3.

Khi phanh, qua cơ cấu điều khiển, làm xoay hai đĩa bị động ngược chiều nhau một

góc nhỏ, các viên bi trượt trên các rãnh hình nêm đẩy hai đĩa tách xa nhau ra, chúng ép vào

các đĩa chủ động và ép chặt vào bề mặt của thân phanh đứng im, giữa các bề mặt ma sát sinh

ra mômen phanh, làm trục bị phanh dừng lại. Loại phanh này có cấu tạo đơn giản, làm việc

chắc chắn thường hay dùng trên máy kéo

Đối với loại phanh đĩa ép bằng pittông với lực ép bằng thủy lực (hình 34 b) thường

hay dùng trên ôtô du lịch, cấu tạo gồm đĩa phanh 10 lắp với trục bánh xe cần phanh, thân

xylanh 7 bên trong có xylanh và pittông 8 được lắp cố định vào thân máy, khi đạp phanh dưới

tác dụng của dầu có áp suất lớn, pittông dịch chuyển ra ép vào đĩa phanh thực hiện việc phanh

bánh xe lại. Đĩa ma sát 9 có tác dụng làm tăng lực ma sát và khi hao mòn chỉ cần thay đệm

ma sát này. Hiện nay trên đa số ôtô người ta dùng thân phanh 7 trong đó có hai xylanh và hai

pittông 8 đặt ở cả hai bên mặt đĩa phanh 10, nhờ cấu tạo như vậy sẽ làm tăng lực phanh và

không gây cho đĩa phanh chịu lực ngang do ép một bên tạo nên.

Theo nguyên tắc dẫn động cho cơ cấu phanh người ta phân ra:

- Phanh dẫn động bằng cơ học;

- Phanh dẫn động bằng thủy lực;

- Phanh dẫn động bằng khí nén;

- Phanh dẫn động bằng điện từ.

+ Các bộ phận chính trong hệ thống phanh

Hệ thống phanh gồm bộ phận phanh và cơ cấu dẫn động. Bộ phận phanh, là bộ phận

trực tiếp sinh ra mômen phanh để tạo ra lực phanh làm giảm tốc độ chuyền động của xe và

dừng xe lại. Hiện nay thường sử dụng bộ phận phanh ma sát, nó có thể là ma sát khô hoặc ma

sát ướt.

Bộ phận dẫn động phanh dùng để truyền năng lượng cho các bộ phận phanh và điều

khiển chúng trong khi phanh. Theo nguyên lý tác động, có các loại cơ cấu dẫn động sau: Dẫn

động cơ khí, dẫn động thủy lực, dẫn động khí nén và dẫn động điện từ. Ngoài ra trong hệ

thống còn có các bộ phận trợ lực cho lực đạp phanh: Bằng chân không, khí nén.

Trên một số ôtô, máy kéo hiện đại công suất lớn, người ta còn dùng hệ thống phanh

đĩa ép bằng thủy lực, áp lực thủy lực do bơm dầu trong hệ thống thủy lực chung của xe tạo

nên.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #quy