Câu 15 giá trị thặng dư

Câu 15. Lấy ví dụ về một quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Từ đó cho biết giá trị thặng dư là gì? Tư bản bất biến là gì? Tư bản khả biến là gì?

Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa có 2 đặc điểm:

Một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản.

Hai là, sản phẩm do lao động của công nhân tạo ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.

Nhờ đặc điểm này mà nhà tư bản chiếm đoạt được giá trị thặng dư của công nhân.

 Để hiểu quá trình sản xuất giá trị thặng dư ,chúng ta lấy việc sản xuất sợi của nhà tư bản làm ví dụ:

Giả định để sản xuất ra 10kg sợi, cần 10kg bông và giá nó là 10 đô la. Để biến bông đó thành sợi, một công nhân phải lao động 6h và hao mòn máy móc là 2 đô la. Giá trị sức lao động trong 1 ngày là 3 đô la và ngày lao động là 12h, trong một giờ lao động , người công nhân tạo ra một lượng giá trị là 0,5 đô la.

Với giả định như vậy ,nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân làm việc 6h ,thì nhà tư bản phải ứng ra 15 đô la . Như vậy , nếu quá trình lao động  chỉ kéo dài đến cái điểm tư bản bù đắp lại giá trị sức lao động (6 giờ ), tức là bằng thời gian lao động tất yếu ,thì chưa có giá trị thặng dư ,do đó tiền chưa biến thành tư bản .

Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó. Giá trị sức lao động mà nhà tư bản phải trả khi mua và giá trị sức lao động của công nhân tạo ra cho nhà tư bản là 2 đại lượng khác nhau ,mà nhà tư bản đã tính đến trước khi mua sức lao động. Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong một ngày (12 giờ). Việc sử dụng sức lao động trong ngày đó là thuộc quyền của nhà tư bản .

Nếu nhà tư bản bắt công nhân lao động trong 12 giờ trong ngày như đã thỏa thuận thì : toàn bộ chi phí của nhà tư bản bao gồm tiền mua bông, tiền hao mòn máy móc , tiền mua sức lao động của công nhân là 27 đô la. Còn giá trị sản phẩm mới (sợi) bao gồm giá trị tư liệu sản xuất và giá trị mới do công nhân tạo ra là 30 đô la.

Nếu lấy giá trị mà nhà tư bản thu được sau khi bán hàng hóa trừ đi chi phí sản xuất thì tư bản thu được lời 3 đô la. Đó chính là giá trị thặng dư do công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất .Từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, có thể rút ra các kết luận sau đây:

- Một là, giá trị thăng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoái giá trị lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không.

- Hai là, ngày lao động của công nhân chia thành hia phần: Thời gian lao động cần thiết; thời gian lao động thặng dư.

- Ba là, giá trị của hàng hóa gồm hai phần: giá trị TLSX, giá trị lao động trừu tượng của CN tạo ra trong quá trình lao động, gọi là giá mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đây chính là chì khóa để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của CNTB.

Tư bản bất biến và tư bản khả biến

a. Khái niệm tư bản

    bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động không công  của công nhân làm thuê.

   Định nghĩa nói rõ bản chất của tư bản hiện đại : tư bản là một quan hệ sản xuất xã hội thể hiện mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân  làm thuê. Hiểu như vậy, tư bản là một phạm trù lịch sử.

 b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến

            -  Tư bản bất biến (ký hiệu là c)

Bộ phận tư bản biểu hiện thành giá trị tư liệu sản xuất mà giá trị của nó được bảo tồn và chuyển hoá nguyên vào sản phẩm, tức là giá trị của nó không có sự thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất, được gọi là tư bản bất biến.

             - Tư bản khả biến (ký hiệu là v)        

           Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động mà giá trị của nó có sự tăng thêm về lượng trong quá trình sản xuất, được gọi là tư bản khả biến.

            - ý nghĩa:

            Việc phát hiện tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá đã giúp C.Mác xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến chỉ rõ tư bản bất biến chỉ là điều kiện cần, còn nguồn gốc thực sự tạo ra giá trị thặng dư là tư bản khả biến..

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: