cau 15 binh

2.2.1. Con người là mục tiêu của cách mạng

Mục tiêu của cách mạng Việt Nam được Hồ Chí Minh khẳng định đó là sự nghiệp giải

phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, thực hiện độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội.

Mục tiêu đó luôn nhất quán trong tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh từ khi đến

với chủ nghĩa Mác Lênin cho đến di chúc cuối cùng: "Đầu tiên là công việc đối với con

người".

Người cũng chỉ rõ mọi đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước đều vì lợi ích

chính đáng của con người.

2.2.2. Con người là động lực của cách mạng.

Con người là động lực cách mạng được nhìn nhận ở phạm vi cả nước nhưng trước hết

là giai cấp công nhân và nông dân.

Con người là động lực cách mạng phải là con người có giác ngộ, có giáo dục, định

hướng và tổ chức.

Đó là con người có trí tuệ, bản lĩnh văn hóa, đạo đức được nuôi dưỡng bằng giá trị

truyền thống của dân tộc.

Con người là động lực của cách mạng chỉ có thể thực hiện được khi đặt dưới sự lãnh

đạo của Đảng cộng sản với tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin lãnh đạo.

Phải giải quyết được mối quan hệ biện chứng giữa con người mục tiêu và con người -

động lực của cách mạng.

2.3. Xây dựng con người là chiến lược hàng đầu của cách mạng.

Xuất phát từ quan niệm con người là mục tiêu và động lực của cách mạng, Hồ Chí

Minh đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Như vậy có thể hiểu theo hai

nghĩa:

Nghĩa rộng, con người nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nghĩa hẹp, con người nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo.

Hồ Chí Minh khẳng định: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con

người xã hội chủ nghĩa.

Xã hội quy định Con người Việt Nam đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

trước hết cần những con người xã hội chủ nghĩa. Đó là mối quan hệ biện chứng. Con người

xã hội chủ nghĩa là mục tiêu của cách mạng, nhưng họ lại là động lực để xây dựng chủ nghĩa

xã hội. Con người mới xã hội chủ nghĩa vừa là con người kế thừa những giá trị tốt đẹp của

dân tộc, vừa có những phẩm chất của xã hội mới. Đó là con người có mục đích vì độc lập

dân tộc vì chủ nghĩa xã hội, là con người có đạo đức cách mạng, trí tuệ và bản lĩnh làm chủ,

có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.

Muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải giáo dục, đào tạo, đó là biện pháp quan trọng

bậc nhất. Hồ Chí Minh đã khẳng định "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm

năm thì phải trồng người".

Người chỉ rõ vai trò của giáo dục: giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem tương lai tươi

sáng cho lớp trẻ, giáo dục tồi sẽ ảnh hưởng xấu đến dân tộc. Phải nâng cao dân trí cho cả dân

tộc trong điều kiện hòa bình cũng như chiến tranh. Người chỉ rõ mối quan hệ giữa giáo dục

và phát triển, giáo dục và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân

loại. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, dốt thì dại, dại thì hèn nên phải chống dốt cũng như

giặc đói, giặc ngoại xâm.

Nội dung giáo dục phải toàn diện: đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng, tình

cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Tóm lại là giáo dục cả đức và tài.

Phương pháp giáo dục cũng phải phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh.

"Trồng người" là công việc lâu dài do vậy phải bền bỉ, kiên nhẫn đối với mọi người và

đối với toàn xã hội trong thời kỳ quá độ. Đó là tinh thần "học, học nữa, học mãi" của Lê nin

và tinh thần của Khổng Tử "học không biết chán, dụng không biết mỏi".

Rõ ràng, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là nhân văn hành động và đòi hỏi hành động

nhằm đem lại hạnh phúc và ấm no cho nhân dân. Tư tưởng và hành động của Người đặc biệt

trong sáng và cao cả thấm đượm tình đồng bào, đồng chí nặng nghĩa quên mình suốt đời vì

dân, vì nước không màng danh lợi bản thân. Người là bậc đại tài, đại dũng, đại nhân.

Nâng cao chất lượng giáo dục

1. Xoá bỏ chế độ phụ cấp thâm niên cho GV và cán bộ giảng dạy

Quyết định số 305/CT, ngày 19.12.1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về phụ cấp thâm niên cho GV và cán bộ giảng dạy trong hoàn cảnh nước ta vừa bước vào thời kỳ đổi mới, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ chế độ phụ cấp thâm niên được thực hiện, tuy về giá trị kinh tế chẳng là bao, nhưng nó là sự "tri ân" với những nhà giáo đã cống hiến cho sự nghiệp GD nhiều năm. Thâm niên càng cao, lòng tự hào, tự trọng đối với nghề nghiệp càng cao đã giữ được nhiều GV giỏi ở lại với ngành, không về hưu sớm, không chuyển ngành, bỏ nghề.

Thế nhưng không hiểu vì sao chế độ phụ cấp thâm niên chỉ được thực hiện mấy năm rồi xoá bỏ, trong khi Luật Giáo dục của nước CHND Trung Hoa có hiệu lực từ 1.1.1994, điều 26 đã quy định: "Giáo viên trường trung - tiểu học, dạy nghề được hưởng lương thâm niên và các phụ cấp ngoài lương". Do đặc điểm riêng có của nghề dạy học, nhiều nước có chế độ thâm niên cho GV. Nước ta đã có chế độ thâm niên cho GV rồi, đó là điều tiến bộ, nhưng tạm dừng trong mấy năm qua là một điều đáng tiếc, nay cần phục hồi chế độ ấy ở mức cao hơn, tốt hơn.

2. Xoá bỏ miễn học phí cho ngành sư phạm

Trong lúc nhiều thế hệ HS,SV đã nói: "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm" thì Nhà nước có chính sách miễn hoàn toàn học phí và ưu tiên cấp học bổng cho SV ở các trường và cơ sở đào tạo GV. Chế độ này đã có tác dụng thấy được là nhiều HS khá giỏi ở nông thôn, gia đình còn nghèo đã tình nguyện dự thi vào sư phạm. Vì nhiều gia đình có con được trúng tuyển vào ĐH lại lo lắng lấy đâu ra tiền cho con đóng học phí. Còn vay nợ mà đi học thì cũng là điều bất đắc dĩ, là giải pháp tình thế, cũng chẳng phải dễ dàng gì.

Từ xưa người ta đã nói: Người đi vay nợ cũng ví như cái bao rỗng, không bao giờ đứng ngay lên được. Thế mà vừa qua các tác giả dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung lại đưa ra quan điểm sửa đổi, thay thế quy định không phải đóng học phí bằng quy định cho hưởng tín dụng đối với SV sư phạm. Đồng thời khi ra trường nếu đối tượng này làm nhiệm vụ giảng dạy, GD trong các cơ sở theo quy định thì không phải hoàn trả khoản vay học phí đó.

Trong phiên họp của UBTVQH vừa qua (8.2009), Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng: Quy định này có tác động rất lớn đến xã hội. Cần tổng kết việc SV không theo nghề như thế nào để có cơ sở thay thế chính sách này. Hiện nay có nơi còn thừa, nhưng cũng nhiều nơi còn thiếu GV. Ông Hà Văn Hiền - ĐBQH - đề nghị nên giữ như quy định cũ.

3. Thay thế chế độ biên chế nhà nước bằng chế độ hợp đồng với giáo viên?

Tác giả của chủ trương thay thế chế độ biên chế nhà nước bằng chế độ hợp đồng với GV cho rằng: Nếu tuyển GV vào biên chế nhà nước thì họ không còn phấn đấu nữa vì yên tâm đã có việc làm. Thực hiện chế độ hợp đồng để có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các GV. Thực tế hiện nay đã có nhiều nơi thực hiện chế độ hợp đồng. Những quan điểm nêu trên không đúng với bản chất và truyền thống của đội ngũ nhà giáo VN. Số người được tuyển vào biên chế rồi không phấn đấu nữa chỉ là số ít, cũng giống như các cán bộ được tuyển vào biên chế nhà nước ở các ngành khác.

Hiện nay có nhiều nơi GV ký hợp đồng giảng dạy hầu hết là các GV trẻ mới ra trường. Họ hy vọng là có chỉ tiêu biên chế sẽ được tuyển vào biên chế nhà nước, kể cả việc họ phải đi đến vùng sâu, vùng xa để dạy học. Tuy nhiên, nhiều người phải theo đuổi cái cảnh hợp đồng hết năm này đến năm khác với mức lương khoảng 500 ngàn đồng/tháng. Đơn cử ở Nghệ An có hàng trăm GV hợp đồng, 10 năm qua đứng lớp đủ giờ, có cả GV chủ nhiệm, làm hiệu phó, hiệu trưởng mà chưa được tuyển vào biên chế...

Để chấn hưng nền giáo dục nước nhà, trước hết phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV, đặc biệt là chăm lo về đời sống vật chất để họ có đủ điều kiện tự nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Cần có chính sách ưu tiên đầu vào, ưu đãi đầu ra. Trước hết là phục hồi chế độ thâm niên, duy trì miễn học phí và có học bổng nhiều hơn cho SV sư phạm, xoá bỏ chế độ hợp đồng với GV, thực hiện GV trong các trường công lập đều là cán bộ nhà nước như nó đang có trong mấy chục năm qua. Cải tiến chế độ tiền lương, phụ cấp cho GV đủ sống và nâng cao tay nghề của mình đúng như Nghị quyết T.Ư 2 khoá VIII của Đảng đề ra

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: