cau .....15
Câu 15: Tác dụng của bài kiểm tra viết? Các loại bài kiểm tra viết. Khi ra bài kiểm tra viết, anh (chị) cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và cách biểu đạt câu hỏi?
Trả lời:
* Tác dụng của bài kiểm tra viết:
1. Ưu điểm:
- Kiểm tra kiến thức của tất cả các học sinh trong lớp.
- Kết quả của các bài làm là những thước đo khách quan kiến thức của hs về những vấn đề thuộc phạm vi câu hỏi.
- Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ, trình độ viết và diễn đạt của hs.
- Nếu đề kiểm tra chuẩn bị 1 cách chu đáo thì có thể hình dung được tình hình tiếp thu chung của toàn lớp đối với nội dung cơ bản của từng phần (hoặc chương) vừa học. Những kết quả đó cũng phản ảnh chất lượng công tác của người gv.
2. Nhược điểm:
- Mỗi hs sẽ chỉ bộc lộ họ nắm kiến thức như thế nào về 1 phần rất hạn chế của giáo trình, bởi vì mỗi hs sẽ chỉ trả lời 1 số ít câu hỏi mà thôi.
- Qua những bài làm này không thể thấy được những kĩ xảo về kĩ thuật thí nghiệm hoặc về tổ chức lao động của hs.
* Các loại bài kiểm tra viết:
- Bài kiểm tra viết 1 tiết:
+ Thường được tiến hành sau khi học xong 1 chương hoặc sau khi học 1 mục nào đó.
+ Các bài kiểm tra này có mục đích chủ yếu là làm sáng tỏ tình trạng kiến thức của hs về 1 phần nội dung dạy học nào đó.
- Bài kiểm tra viết trong 10 – 15 phút:
+ Có chức năng cơ bản là đánh giá xem hs học bài và làm bài tập ở nhà như thế nào để chuẩn bị cho bài mới.
+ Dựa vào bài kiểm tra này có thể biết mức độ nắm vững các khái niệm cơ bản về hóa học của hs.
+ Khi tiến hành bài kiểm tra này không nên báo trước cho hs.
* Yêu cầu về nội dung và cách biểu đạt câu hỏi:
- Các câu hỏi và bài toán phải ngắn gọn và hết sức rõ ràng, xác định. Nếu cần có thể chia nhỏ câu hỏi.
- Trong các bài toán về công thức và phương trình hóa học nên chọn các đại lượng bằng số sao cho các phép tính toán số học không quá khó khăn, không làm phức tạp nội dung hóa học của bài toán.
- Không nên có những câu hỏi chỉ cần trả lời “có” hoặc “không” để tránh tình trạng hs có thể trả lời hú họa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top