cau 14 Các vấn đề cần chú ý khi thiết kế, xây dựng kênh xây và kênh bê tông

9.7.Một số vấn đề trong thiết kế kênh xây và kênh bê tông

-          Đang được áp dụng rộng rãi trong thực tế và được xây dựng ở mọi cấp kênh trong HT.

-          Ưu điểm nổi bật:

     + Phù hợp với nhiều loại địa hình, địa chất khác nhau: địa hình có i lớn (chèng xãi) địa hình sườn dốc, vùng có địa chất xấu, có h/số thấm lớn, hay bị sạt lở vì thế được áp dụng ở cả đồng bằng và miền núi.

     + Giảm được đáng kể lượng nước tổn thất trên kênh      Þ sử dụng ở những vùng khan hiếm nước hoặc phải chuyển nước đi xa.

     + Giảm được diện tích chiếm đất canh tác

+ Kênh làm việc ổ/đ, không bị bồi lắng xói lở, tuổi thọ cao, giảm đáng kể công tu sửa bảo dưỡng hàng năm.

-         M/c ngang của kênh có thể áp dụng đa dạng: là hình thang, hình chữ nhật, hình bán nguyệt, parabol tuỳ vào đk cụ thể của từng vùng.

Vật liệu làm kênh:

- Gạch xây vữa M75: Được áp dụng cho kênh có mặt cắt chữ nhật hoặc hình thang

- Đá xây vữa M100: Được áp dụng cho kênh có mặt cắt chữ nhật hoặc hình thang

- BT cốt thép có thể áp dụng cho kênh có m/c chữ nhật, hình thang hoặc mặt cắt bán nguyệt, mặt cắt parabol. Kênh có thể được đúc tại chỗ hoặc được lắp ghép bởi các tấm bê tông cốt thép M150 đúc sẵn.

9.7.1. Các yêu cầu đối với kênh xây và kênh bê tông

Để đạt được y/c kỹ thuật, KT khi tk cần c/ý một số vấn đề:

- Lựa chọn hình dạng m/c kênh và kết cấu x/d kênh phù hợp với đk địa hình, địa chất và các đk cụ thể khác của khu vực như vật liệu xây dựng, kinh phí, điều kiện thi công...

- Kết hợp chặt chẽ với việc phát triển giao thông nông thôn.

- Kênh phải được làm việc an toàn không bị phá vỡ bởi các tác nhân: lún không đều, áp lực trong, áp lực đẩy nổi ...

- Đối với miền núi, tuyến kênh tưới thường đi men theo sườn núi nên khi thiết kế cần quan tâm đến việc thoát lũ sườn dốc đặc biệt ở những chỗ giao tiếp giữa kênh với các khe suối, eo núi. Kênh cần có nắp, đặc biệt đối với các đoạn kênh chìm cần có nắp để tránh đất đá bồi lấp.

- Cần tính toán xử lý nền khi địa chất nền xấu.

-          Với kênh lớn, cần tiến hành tính toán kết cấu bản đáy và bờ kênh.

9.7.2. Các bước thiết kế kênh xây và kênh bê tông

- Phương pháp thiết kế kênh xây và kênh BT cũng giống như TK các loại kênh thông thường:

1)     Khảo sát, thu thập tài liệu cơ bản

     - Bình đồ tuyến nơi tuyến kênh đi qua

     - Tài liệu địa chất: Các chỉ tiêu cơ lý của đất nền và đất đắp của kênh.

     - Vật liệu xây dựng.

2)     Tính toán thiết kế mặt cắt ngang dọc của kênh

- X/đ mực nước và lưu lượng y/c của kênh (như kênh đất).

- Chọn i kênh thích hợp với đk địa hình của khu vực và y/c tưới tiêu tự chảy của kênh

- Tính toán thuỷ lực x/đ kích thước m/c ngang của kênh.

- Tính toán cao trình đáy kênh và cao trình bờ kênh.

- Chọn chiều rộng bờ kênh theo y/c giao thông của khu vực.

3)     Cấu tạo kênh

- Tuỳ vật liệu, đk x/d cụ thể để quyết định loại kênh: gạch xây, đá xây, BT, BTCT đúc sẵn lắp ghép hay đúc tại chỗ.

- Cấu tạo các bộ phận của kênh: các khe chống lún không đều, thanh giằng, các lỗ thoát nước ở bờ, đáy kênh chống áp lực đẩy nổi và áp lực trong do áp lực nước trong đất.

4)    Tính toán kết cấu kênh

     - Chọn hình thức liên kết giữa đáy kênh và bờ kênh (đổ liền khối, lắp ghép,…).

     - Tính toán kết cấu của bản đáy kênh và tường bờ kênh.

     - Tính toán khối lượng đào đắp và xây lắp kênh

     - Đề xuất các biện pháp thi công kênh

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #sdfgh