câu 14. cac loai thiet ke nghien cuu theo so lan tiep xuc
Câu 14. Hãy trình bày về các loại thiết kế nghiên cứu theo số lần tiếp xúc. Phân tích ưu, nhược điểm của mỗi loại thiết kế nghiên cứu này.
Các loại thiết kế nghiên cứu: Phân loại dựa theo số lần tiếp xúc của tập hợp nghiên cứu có 3 loại thiết kế nghiên cứu:
1. Nghiên cứu bộ phận (Nghiên cứu trạng thái)
Đây là thiết kế được dung phổ biến nhất trong các NCKH xã hội. Thiết kế này phụ thuộc với các nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra sự phổ biến của một hiện tượng, tình huống vấn đề hay thái độ, cho biết bức tranh tổng thể tại thời điểm nghiên cứu.
* Ưu điểm: Nghiên cứu bộ phận rất đơn giản về mặt thiết kế, nó bao gồm các công việc: xác định điều muốn tìm ra, nhận diện tập hợp nghiên cứu, chọn mẫu, tiếp xúc một lần với mẫu để thu thập các thong tin cần thiết.
* Nhược điểm: ko thể đo lường được sự thay đổi
2. Nghiên cứu trước - sau:
Thiết kế này phù hợp với việc đo lường tác động hay tính hiệu dụng của một chương trình. Thiết kế nghiên cứu trước – sau được dung phổ biến nhất trong các nghiên cứu đánh giá.
* Ưu điểm: Đo lường được sự thay đổi trong một hiện tượng, đánh giá tác động sự can thiệp.
* Nhược điểm:
- Phải thu thập dữ liệu 2 lần. Do đó nó tốn kém và khó khăn hơn, nó đòi hỏi nhiều thời gian hoàn thành.
- Thời gian giữa 2 lần thu thập dữ liệu kéo dài có thể làm suy giảm tập hợp nghiên cứu.
- Thiết kế này đo lường sự thay đổi tổng thể của tập hợp nghiên cứu mà ta lại ko thể xác minh chính xác biến số ngoại lại hay biến số độc lập đã gây ra sự thay đổi này và ko thể đo lường chính xác sự đóng góp của các biến số này vào sự thay đổi.
- Nếu khoảng cách thời gian giữa 2 lần đo quá dài, tập hợp nghiên cứu có thể đã tự thay đổi một số thuộc tính.
- Công cụ nghiên cứu sẽ “huấn luyện” những người trả lời, điều này gây tác động lên biến số tự do.
- Với phép đo thái độ của một tập hợp có thể xảy ra sự điều chỉnh thái độ của người trả lời đo giữa 2 lần đo.
3. Nguyên cứu kinh tuyến
* Ưu điểm: Người nghiên cứu tiếp xúc với tập hợp nghiên cứu một số lần, sau những khoảng thời gian đều đặn, thường qua một thời gian đủ dài. Độ dài của các khoảng thời gian này khác nhau ở các nghiên cứu, có thể 1 tuần dến 1 năm. Nghiên cứu kinh tuyến có thể coi như là một loạt các nghiên cứu bộ phận lặp đi lặp lại.
* Nhược điểm: Có tất cả các nhược điểm của nghiên cứu trước – sau, ngoài ra nghiên cứu kinh tuyến còn có thể bị hiệu ứng điều kiện: khi những người trả lời dduocj tiếp xúc thường xuyên, họ sẽ biết họ được mong đợi điều gì và có thể trả lời các câu hỏi của nhà nghiên cứu mà ko cần suy nghĩ, hoặc giảm sự quan tâm về những vấn đề được hỏi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top