cau 13: tai nan dien

Câu 13: Trình bày nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện:

1. Nguyên nhân:

- Tiếp xúc va chạm vào các bộ phận mang điện (bộ phận dẫn điện của các thiết bị điện hở, dây dẫn điện bị hỏng chất cách điện, điện áp vượt quá giới hạn an toàn, đóng điện bất ngờ do không có biển báo, biển cấm).

- Tiếp xúc với các bộ phận kim loại lúc bình thường không có điện nhưng do rò mát hoặc chất cách điện bị hư hỏng.

- Điện áp bước( đi vào vùng có dòng điện rò ra đất)

- Phóng hồ quang điện.

- Sữa chữa điện không cắt điện hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ thích hợp.

- Không nắm vững nguyên tắc cấp cứu tai nạn điện.

- Do vi phạm nội quy an toàn sử dụng điện.

2. Biện pháp phòng ngừa:

a. Biện pháp tổ chức:

- yêu cầu nhân viên phục vụ điện phải hiểu biết kỹ thuật điện, hiểu rõ thiết bị điện, sơ đồ và các bộ phận có thể gây nguy hiểm, hiểu ứng dụng quy phạm an toàn, biết cấp cứu tai nạn điện. Người làm việc chuyên môn về điện phải được đào tạo có tay nghề phù hợp.

- Khi sửa chữa thiết bị đường dây trên công trường cần phải cắt điện. Tại cầo dao phải khoá hộp cầu dao và ghi rõ người làm việc trên hệ thống điện tử (giờ) đến (giờ).

- Khi sữa chữa điện, các phần mang điện phải có phiếu giao nhiệm vụ gồm 2 bản (người phụ trách cầu dao 1, người sữa 1)

- Khi sữa chữa điện hoặc làm việc với thiết bị đang có điện cần có ít nhất 2 người theo dõi giúp đỡ không kiêm nhiệm việc khác và 1 người tiến hành công việc. Sữa chữa thiết bị, đường dây vẫn đang mang điện cần có đầy đủ các dụng cụ phòng hộ và thiết bị an toàn (chiếu, ủng, găng tay cách điện, kìm cách điện…).

b. Biện pháp kỹ thuật:

- Đề phòng tiếp xúc va chạm vào các bộ phận mang điện:

+ Các thiết bị đường dây phải đảm bảo dòng điện rò không lớn hơn 10mA tức điện trở cách điện tối thiểu >1000 (ôm/V)

+ Định kỳ kiểm tra chất cách điện ít nhất 1 lần/năm, nếu môi trường có hơi, khí xâm thực 2 lần/năm.

+ Bao che ngăn cách bộ phận mang điện (cầu dao, cầu chì…), các dây trần phải nằm ở độ cao tối thiểu 3,5m, khi có phương tiện qua lại tối thiểu 6m.

+ Nên sử dụng các loại dụng cụ cầm tay có điện áp an toàn 12V,36V, 70V trong điều kiện môi trường sản xuất nguy hiểm.

- Thực hiện nối đất:

+ Tác dụng của nối đất: Đảm bảo an toàn cho người và máy móc thiết bị sử dụng điện khi xuất hiện dòng điện rò. Có hai hình thức nối đất:

\ Nối đất trực tiếp: Khi có dòng điện rò ra vỏ máy, (Rng) người sẽ mắc song song với (Rnđ) thiết bị nối đất, nếu Rnđ càng nhỏ thì dòng qua người càng nhỏ.

\ Nối đất tại điểm không (nối qua dây trung hoà): Khi có dòng điện rò ra vỏ máy, nối vỏ máy về dòng trung tính sẽ tạo ra đoản mạch làm chảy dây chì hoặc ngắt điện bộ phận tự động.

- Đề phòng phóng hồ quang điện:

+ Khi làm việc hoặc đi lại gần dây trần dẫn điện cần đảm bảo khoảng cách an toàn:

+ Điện áp KV: 6-15 KV thì khoảng cách an toàn là 2 m.

+ Điện áp KV: 15-35 KV thì khoảng cách an toàn là 3 m.

+ Điện áp KV: 35-110 KV thì khoảng cách an toàn là 4 m.

+ Điện áp KV: 110-300 KV thì khoảng cách an toàn là 6 m.

- Cấp cứu tai nạn điện:

+ Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện bằng cách ngắt cầu dao, rút phích, rút cầu chì, bật attômát, dùng vật không dẫn điện làm đứt dây hoặc kéo nạn nhân ra khỏi vật mang điện.

+ Sau khi tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện cần kiểm tra tim mạch, hô hấp, nếu hô hấp tê liệt cần phục hồi bằng cách hà hơi thổi ngạt, xoa bóp tim ngoài lồng ngực (đồng thời phải gọi điện cho y tế SĐT 115)

+ Khi hô hấp phục hồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế, trên đường đi cũng phải có người theo dõi giúp đỡ để duy trì hô hấp.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: