Câu 13: Khái niệm, nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000?

Câu 13: Khái niệm, nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000?

a-Khái niệm: Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ nhân thân và tài sản của những người có quan hệ về hôn nhân huyết thống hay nuôi dưỡng.

b-Các nguyên tắc cơ bản:

- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

-Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài dược tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành công dân có ích cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau.

- Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai với con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.

- Nhà nước xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ trẻ em, giúp các bà mẹ thực hiện tối chức năng cao quý của người mẹ.

Câu 14: Phân tích chế định kết hôn và quan hệ giữa vợ với chồng, cha mẹ và các con, những người thân thích trong gia đình trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2000?

a-Chế định kết hôn:Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Kết hôn là một giao dịch pháp lý long trọng mà việc xác lập phải tuân theo những điều kiện pháp luật quy định một cách chặt chẽ, chi tiết.

-Điều kiện kết hôn: Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên, Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.

-Cấm kết hôn: Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây: Người đang có vợ hoặc có chồng hợp pháp; Người mất năng lực hành vi dân sự; Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Giữa những người cùng giới tính.

-Đăng ký kết hôn: Đối với các cuộc kết hôn thông thường đăng ký tại UBND cấp xã nơi một trong hai bên có hộ khẩu thường trú. Đối với các trường hợp có yếu tố nước ngoài đăng ký tại UBND cấp tỉnh nơi bên VN cư trú, cơ quan đại diện của Việt Nam , lãnh sự quán ở nước ngoài đối với trường hợp công dân VN đăng ký kết hôn với nhau ở nước ngoài.

b- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:

* Vợ chồng:

- Quan hệ nhân thân: Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương kính trọng thủy chung chăm sóc giúp đỡ lấn nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ giữ gìn nhân phẩm của nhau. Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, tự do tham gia các hoạt động kinh tế chính trị xã hội. Có quyền đại diện hay ủy quyền cho nhau theo quy định pháp luật.

-Quan hệ tài sản:

+Đối với tài sản chung: Tài sản chung bao gồm tài sản tạo ra, thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được tặng - cho chung, thừa kế tài sản chung, tài sản vợ chồng coi là chung. Tài sản chung của hai vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, hai bên có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

+Đối với tài sản riêng: Tài sản riêng là tài sản có trước thời kỳ hôn nhân , tài sản được tặng - cho - thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng có quyền độc lập tỏn việc chiếm hữu sử dụng,định đoạt và chịu trách nhiện với tài sản riêng của minh ngoài ra có thể nhập vào tài sản chung.

+Thừa kế và cấp dưỡng: Vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau thậm chí ngay cả khi đã ly hôn.

*Cha mẹ con:

- Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc lợi ích hợp pháp của con cái; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất trí tuệ và đạo đức trở thành người con co hiếu trong gia đình và người công dân tốt cho xã hội. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, hành hạ xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động khi con chưa thành niên; không được xúi giục ép buộc con làm những việc trái đạo đức và trái pháp luật.

- Con có bổn phận hiếu thảo, kính trọng biết ơn chăm sóc cha mẹ, giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top