Cau 12 - TTHCM
Câu 12. Nêu định nghĩa của HCM về văn hoá. Phân tích quan điểm của HCM vể vị trí, vai trò, tính chất của văn hoá ?
* Định nghĩa cảu HCM về văn hoá.
- Trong mục đọc sách ở phần cuối tập thơ Nhật ký trong tù, lần đầu tiên HCM nêu ra định nghĩa về văn hoá : "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, tôn giáo, pháp luật ..., những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn , mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".
* Quan niệm của HCM về vị trí, vai trò, tính chất của văn hoá
- Vị trí :
+ Văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ những giá trị về mặt tinh thần và vật chất do con người sáng tạo ra. Nó là động lực giúp con người sinh tồn, là mục đích cuộc sống của con người, XD văn hoá dân tộc phải toàn diện, đặt XD "tinh thần độc lập tự cường" lên hàng đầu.
+ Sau CMT8, HCM xác định văn hoá là đời sống tinh thần của xã hội, là 1 bộ phận của kiến trúc thượng tầng, văn hoá có mối quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội tạo thành 4 vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và được nhận thức như sau :
\ Văn hoá quan trọng ngang kinh tế, chính trị, xã hội.
\ Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển.
\ XD kinh tế để tạo điều kiện cho việc XD và phát riển văn hoá.
\ Văn hoá là 1 kiến trúc thượng tầng những ko thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hoá phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy XD và phát triển kinh tế.
- Vai trò :
+ Phân tích đến cùng thì sự phát triển kinh tế là sựphát triển của xã hội mà sự phát triển của xã hội chính là sự thăng hoa của văn hoá.
+ Văn hoá là 1 động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội giúp dân tộc ta vượt qua yếu hèn.
+ Văn hoá như 1 động lực thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau, đoàn kết với nhau.
+ Văn hoá có tác dụng sửa đổi tham nhũng, lười biếng, cải tạo xã hội cũ, XD xã hội mới.
- Tính chất :
+ Theo HCM, nền văn hoá nước ta thời kỳ thực dân phong kiến là 1 nền văn hoá nô dịch. ồn nền văn hoá mới ra đời gắn liền với sự ra đời của nước VN mới.
+ Trong thời kỳ CM dân tộc dân chủ, nền văn hoá mới là 1 nền văn hoá dân chủ mới có 3 tính chất : tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.
\ Tính dân tộc (hay còn gọi là đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc) là cái "cốt", cái tinh tuý bên trong rất đặc trưng của nền văn hoá dân tộc. Nó phân biệt, ko nhầm lẫn với văn hoá của các dân tộc khác. Nó là "căn cước" của 1 dân tộc. Cốt cách dân tộc ko phải "nhất thành bất biến" mà nó có sự phát triển, bổ sung những tinh tuý mới.
\ Tính khoa học của nền văn hoá phải thuận với trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại : hoà bình, độc lập dân tộc, dânc hủ và tiến bộ xã hội. Nền văn hoá mới phải phục vụ trào lưu đó. Muốn vậy, tính khoa học phải thể hiện trên nhiều mặt : cơ sở hạ tầng, nền tảng kinh tế phải khoa học, hiện đại. Đội ngũ những người làm công tác văn hoá phải có trí tuệ, hiểu bíêtkhoa học tiên tiến, phải có chiến lược văn hoá mang tầm thời đại.
\ Tính đại chúng của nền văn hoá là phục vụ nhân dân, phù hợp với nguyện vọng nhân dân, đậm đà tính tính nhân văn. Đó là nền văn hoá do đại chúng nhân dân xay dựng.
+ Trong thời kỳ CMXHCN, thời kỳ đầu HCM nói tính chất nền văn hoá mới pảhi "XHCN về nội dung và dân tộc về hình thức". Từ ĐH III(1960), Người có bước phát triển trong tư duy lý luận khi khẳng định nền văn hoá mới là nền văn hoá có nội dung XHCN và tính chất dân tộc.
\ ND XHCN là thể hiện tính tiên tiến, tiến bộ, khoa học, hiện đại, biết tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, phù hợp với trào lưu tiến hoá trong thời đại mới.
\ Tính chất dân tộc của nền văn hoá là biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top